Trong những năm qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng xã Mường Mô luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa. Tích cực tăng đàn qua đó góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập của nhân dân, thúc đẩy chăn nuôi phát triển, góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Gia đình anh La
Văn Tuyên ở bản Tổng Pịt xã Mường Mô chăn nuôi trâu bò từ năm 2017, được sự tuyên truyền của
cán bộ bản và từ cán
bộ chuyên môn của xã, gia đình anh luôn thực hiện vệ sinh chuồng sạch sẽ, phun tiêu độc khử trùng định kỳ, tiêm phòng đầy đủ
các loại vác sin, và cung cấp thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, sức đề kháng cho
gia súc. Nhờ đó, đàn gia súc với 10 con bò và
2 con trâu của gia
đình luôn phát triển khỏe mạnh từ
chăn nuôi trâu bò và phát triển kinh tế mỗi năm gia đình anh có thư nhập ổn định
gần 100 triệu đồng.
Anh La Văn Tuyên ở bản Tổng Pịt
xã Mường Mô chia sẻ: chăn nuôi trâu bò giúp
kinh tế gia đình tôi phát triển hơn trước, được tập huấn kiến thức kỹ thuật
chăn nuôi và phòng bệnh kịp thời nên đàn vật nuôi gia đình phát triển tốt.
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục phát triển nhân đàn để nâng cao thu nhập
cho gia đình.
Để khuyến khích nhân dân
phát triển kinh tế ngay từ đầu năm, cấp ủy chính quyền xã đã phát động các
phong trào phát triển kinh tế. Chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên xuống cơ
sở, vận động nhân dân chú trọng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm,
nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, toàn xã có tổng
số 4.676
con gia súc trong đó: Đàn trâu 766 con, đàn bò 782 con, đàn lợn 3.128
con; tổng đàn gia cầm, thủy cầm 33.000 con. Xã đã đề ra mục tiêu cụ thể
cho từng năm và cả giai đoạn bằng nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
bà con thay đổi phương thức chăn nuôi từ thả rông sang chăn nuôi tập trung có
chuồng trại, chăn nôi theo nhóm hộ tổ hợp tác. Hiện nay tỷ lệ chăn nuôi gia
súc có chuồng trại đạt 82 %, từ đầu năm đến nay nhân dân trong xã đã làm được
5/10 chuồng trại chăn nuôi. Với mong muốn chăn nuôi phát triển đạt hiệu quả
cao, xã đã chỉ đạo các hộ chăn nuôi quan
tâm lựa chọn giống tốt đạt yêu cầu, thực hiện tiêm phòng bệnh đầy đủ cho vật
nuôi. Đồng thời, để chủ động nguồn thức ăn, tiết kiệm chi phí chăn nuôi, xã
khuyến khích người dân trồng cỏ, tuyên truyền hướng dẫn bà con tận dụng rơm sau
khi thu hoạch và trồng cỏ được 14, 5 ha
để làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, xã chỉ đạo các hộ chăn nuôi làm tốt
công tác phòng, chống đói, rét trong mùa đông. Tuyên truyền, vận động Nhân dân
làm chuồng trại chăn nuôi xa khu dân cư triển khai phun thuốc tiêu độc, khử
trùng, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Bên cạnh đó cấp ủy chính quyền xã đã phối hợp với
các phòng ban chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ
thuật về chăm sóc, phòng dịch bệnh. Đồng thời, vận dụng linh hoạt các
chính sách hỗ trợ của nhà nước triển khai hỗ trợ chuồng trại cho nhân.
Ngoài ra, xã còn thường xuyên vận động Nhân
dân thực hiện tốt các đợt tiêm phòng cho đàn gia súc về một số loại bệnh dễ mắc
như: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đến 100 % các bản. Nhờ vậy, đàn gia súc của xã đều phát triển tốt hạn chế dịch bệnh xảy ra
trên đàn vật nuôi.
Đồng
chí Khoàng Văn Thuận – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mô cho biết: Để hỗ trợ
nhân dân chăn nuôi có hiệu quả tuyên
truyền vận động người dân làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia
súc, nhất là vào các tháng mùa mưa, mùa rét… Bên cạnh đó vận dụng linh hoạt các
chính sách để khuyến khích, hỗ trợ người dân vay vốn để mở rộng phát triển quy
mô chăn nuôi. Hiện
nay xã đã tạo điều kiện cho 544 hộ dân vay vốn NHCSXH để chăn nuôi phát triển
kinh tế, thông qua các tổ chức hội với tổng dư nợ của NHCSXH là trên 39,3 tỷ đồng,
tổng dư nợ của nguồn vốn Hội nông dân các cấp là trên 1,8 tỷ đồng cho hội viên
vay vốn phát triển chăn nuôi bò sinh sản.
Thời gian tới, xã sẽ tranh
thủ mọi nguồn lực đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập, ổn định đời sống.
Trong đó, tăng cường, tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển các mô hình
chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ tổ hợp tác. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực
của nhà nước để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi bền vững, gắn với chú trọng
công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập
và giảm nghèo bền vững cho Nhân dân, đưa
chăn nuôi trở thành mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần lớn
vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã.