Nậm Nhùn đẩy mạnh phát triển thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP
Trong thời gian qua, huyện Nậm
Nhùn đã Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là mục tiêu quan trọng, huyện Nậm Nhùn đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, giải
pháp xây dựng các sản phẩm chủ lực, tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là
việc bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền
thống ở nông thôn.
Chương trình mỗi xã một sản phẩn (OCOP) là chương trình trọng
tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia
tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của Chương trình OCOP là
phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững,
góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Trên cơ sở các sản
phẩm chủ lực của địa phương UBND huyện
đã triển khai thực hiện Chương trình
OCOP nhằm quảng bá thương hiệu đặc sản địa phương, theo hướng sản xuất hàng
hóa, tạo bước đột phá về sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tạo nên
thương hiệu, niềm tin cho người tiêu
dùng, khẳng định chất lượng sản phẩm tạo
giá trị kinh tế từ đó góp phần đẩy mạnh kinh tế địa phương phát triển.
Ông
Đỗ Văn Thắng - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nậm Nhùn
cho biết: “Chương trình OCOP là thực sự là cơ hội để các cá nhân HTX trên địa
bàn Huyện khai thác tiềm năng, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy sản xuất
theo chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Đến nay, huyện đã có 4 sản phẩm đạt OCOP
3 sao gồm /cao cà gai leo, trà cà gai leo, rượu men lá Hải Bình, Mật ong, hầu hết
các sản phẩm đã đạt OCOP của huyện được khách hàng trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh tin tưởng ủng
hộ.”


Anh
Đỗ Tiến Vượng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xây dựng và thương mại Nậm Nhùn
cho biết: “Sản phẩm mật ong của chúng tôi được công nhận đạt OCOP 3
sao từ năm 2021, mỗi năm bán ra thị trườg 6000 lít mật ong, doanh thu đạt 1,1 tỷ
đồng/ năm. Sản phẩm của HTX đã được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến
và đánh giá cao. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ phấn đấu để được công nhận đạt
4 sao đối với sản phẩm mật ong để tăng chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm,
ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu đăng ký thêm 1 sản phẩm phấn hoa đạt OCOP
tăng để giá trị kinh tế nâng cao thu nhập cho HTX”.
Chương trình phát triển sản phẩm OCOP nhận
được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở,
sự hưởng ứng, tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân. Đồng thời, tạo điều kiện cho
một số đơn vị sản xuất ra hàng hoá đặc trưng, lợi thế, chất lượng, đã đóng góp
vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân
nông thôn.
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nhất là
sản phẩm OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nhiều cơ chế chính sách hỗ
trợ các chủ thể có tiềm lực đăng ký sản phẩm OCOP, đẩy mạnh tuyên truyền, giới
thiệu, quảng bá và tổ chức các lớp tập huấn chương trình OCOP cấp huyện. Hàng
năm, triển khai tuyên truyền chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đăng tải và cập nhật thường xuyên thông tin, văn bản chỉ đạo, triển khai
thực hiện của trung ương của tỉnh. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện thường xuyên
xuống cơ sở, hướng dẫn các chủ thể về hô sơ thủ tục về đăng ký sản phẩm OCOP, đảm
bảo đúng quy định pháp luật, xây dựng sản phẩm theo đúng quy trình.
Bên cạnh đó, các
HTX, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng các sản
phẩm hàng hóa, cải tiến về mẫu mã bao bì, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an
toàn thực phẩm…tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu quảng bá sản phẩm
trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tiếp cận khách hàng
và thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm. OCOP là thương hiệu quý để tập thể,
cá nhân khẳng định chất lượng sản phẩm nông sản với khách hàng. Tuy nhiên hiện
nay huyện chỉ có có 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, chưa tương xứng với tiềm năng lợi
thế của huyện.
Định hướng trong thời gian tới, huyện sẽ
phát triển thêm một số loại để đạt sản phẩm OCOP như măng, thịt trâu sấy và cá
lòng hồ…. tiếp tục tuyên truyền đến các hộ dân, các tổ chức, HTX, đẩy mạnh phát
triển sản phẩm, sản phẩm chủ lực cũng như tiềm năng để tham gia OCOP, phấn đấu
từ nay đến năm 2025 có 15 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên.”