Trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, dân tộc Cống có ở bản Táng Ngá xã Nậm Chà với 106 hộ, 526 nhân khẩu, là một trong hai dân tộc thuộc vùng đồng bào DTTS ít người đặc biệt khó khăn. Được sự quan tâm của đảng nhà nước bằng những chính sách hỗ trợ đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trước đây cuộc sống của bà con trong bản
còn nhiều khó khăn kinh tế chủ yếu là trồng trọt chăn nuôi kém hiệu quả, tỷ lệ
hộ nghèo cao, kinh tế người dân chủ yếu là tự
cung tự cấp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, con đường vào
bản còn lầy lội khó khăn cho việc đi lại giao thương hàng hóa, trẻ em đi học rất
vất vả. Tuy nhiên, những năm gần đây, được Nhà
nước quan tâm mở đường giao thông, đầu tư điện lưới quốc gia, nhân dân được sử
dụng nước hợp vệ sinh Nhiều nguồn lực đầu tư của nhà nước các chương
trình dự án kinh tế như: Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng,
La Hủ, Cống, Cờ Lao”, các chương trình hỗ trợ bảo tồn các giá trị văn hóa và sự
vào cuộc của các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động người
dân phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới… đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ở bản Táng Ngá đã có nhiều thay đổi. Trong những năm qua, người dân trong bản đã hiến hơn 2.000m2
đất để làm đường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa bản; đóng góp trên 500
ngày công làm đường giao thông nội bản, liên bản với tổng trị giá hàng tỷ đồng.
Ông Lý Văn Chém –Trưởng bản Táng Ngá xã Nậm
Chà cho biết: “Trước kia, người dân trong bản sản
xuất chỉ tự cung tự cấp, phụ thuộc vào nương rẫy, làm quanh năm vẫn đói nghèo. Khi được Đảng, nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư
đường giao thông, điện lưới; hỗ trợ cây con giống để bà con xuất,
phát triển kinh tế, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy con em được đến
trường học tập, khi ốm đau bà con ra trạm y tế khám, chữa bệnh. Nhìn chung cuộc
sống đã có sự đổi thay nhiều so với trước đây.”
Trong phát triển kinh tế nhân dân trong bản
được hỗ trợ giống, phân bón kỹ thuật, vật tư sản xuất, hỗ trợ làm chuồng trại
chăn nuôi đến nay, cả bản có 61 ha ngô, 40 ha lúa nương, sắn 10 ha, lúa nước 24 ha,
40 ha cây gỗ lớn. Các
hộ đã chủ động hơn trong phát triển kinh tế gia đình, biết sử dụng cây, con được hỗ trợ để phát triển chăn nuôi, trồng trọt; tâm
lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước cũng hạn chế đi rất nhiều. Chăn
nuôi chuyển dịch dần sang hướng hàng hóa với tổng đàn vật nuôi hơn 678 con gia súc, 3.500 con
gia cầm, hình thành mô hình chăn nuôi
theo nhóm hộ có chuồng trại, quy hoạch bãi chăn thả riêng đảm bảo vệ sinh môi
trường. Ngoài ra từ 2017 đến nay nhân dân trồng được 140 ha quế, trong đó 36 ha
đã cho thu hoạch tỉa cành lá bán với giá 1.500 1/kg đã bước đầu đem lại thu nhập
cho nhân trong bản. Nhân dân trong bản còn tham gia bảo vệ hơn 7.000ha rừng,
làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng,
nhờ đó mỗi năm nhân dân được hưởng gần 40 triệu đồng tiền DVMTR. Từ đó bà con
có thêm vốn để phát triển sản xuất mở rộng mô hình chăn nuôi trồng trọt hoặc
mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, chăm lo cho các con ăn học. Ngoài ra
các nguồn lực của nhà nước hỗ trợ cho đồng bào dân tộc Cống về nhà ở, y tế,
giáo dục, gìn giữ nét đẹp văn hóa cũng đã phát huy có hiệu quả, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nhân dân trong bản. Một cuộc sống ấm no, sức sống mới đang hiện hữu
nơi đây, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 46%. Đến nay
thu nhập bình quân đầu người của bản đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, bình quân
lương thực đầu người đạt 432kg/người/
năm, tỷ lệ hộ khá giả của bản đạt 27 %.
Ông Lò Văn Na – Người có uy tín của bản
Táng Ngá cho biết “Các chính sách của nhà nước khi đầu tư tại bản đã phát huy
hiệu quả, nhân dân đã biết đưa cây con giống mới vào sản xuất vươn lên phát triển kinh tế, các hủ tục lạc hậu đã bị
xóa bỏ, những giá trị văn hóa của đồng bào Cống được bảo tồn gìn giữ phát huy. Nhân dân được no ấm cuộc sống của nhân dân đã
đổi thay hơn trước rất nhiều Ngày càng xuất hiện nhiều hộ sản xuất, kinh
doanh giỏi trong đồng bào dân tộc Cống.”