Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giải pháp để cụ thể hóa mục tiêu giảm nghèo
Thời
gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn đã có nhiều nỗ lực trong
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đó, góp phần tạo việc làm,
thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân và đẩy mạnh thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Nậm Nhùn có quy
mô dân số khoảng trên 28 nghìn người và hơn một nửa dân số trong độ tuổi lao động.
Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm khoảng 39%, tỷ lệ hộ cận
nghèo chiếm 6%. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
luôn nhận được sự quan tâm thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền các cấp
trên địa bàn huyện. Bà Lại Thị Huế - Trưởng
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn cho biết: Để triển khai
hiệu quả các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn,
phòng tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, kịp thời mở các lớp
đào tạo nghề. Đặc biệt, quan tâm và soát nhu cầu hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc
làm cho người đã chấp hành xong án phạt tù, đi cai nghiện trở về địa phương,
giúp tái hòa nhập cộng đồng...
Số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện Nậm Nhùn chiếm tỷ lệ cao.
Trong năm 2022, huyện
đã đào tạo nghề cho 600 lao động góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của
huyện đạt 52%, giải quyết việc làm cho 601 lao động. đạt 122.7% kế hoạch. Mục
tiêu của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023 của huyện là đào
tạo nghề ngắn hạn cho 600 lao động; tạo việc làm mới cho khoảng 550 lao động;
đưa các lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; tỷ lệ lao động qua
đào tạo 55%. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay. toàn huyện đã có nhiều lao động
đang đi làm việc ngoại tỉnh, các lao động được tạo việc làm mới; trên 24 lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Sau đào tạo, lao động nông
thôn đã biết áp dụng những kỹ thuật được học vào sản xuất kinh doanh, nâng cao
năng suất lao động. Để có kết quả trên, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện và các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền
đến người dân. Tập trung phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hiệu quả của học nghề; các
chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và cả các trường hợp cụ thể đã có việc
làm, thu nhập ổn định sau khi học nghề. Ngay từ đầu năm. Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn
vận động hội viên và Nhân dân tham gia đào tạo nghề, rà soát nhu cầu học nghề tại
địa phương. Phân loại đối tượng để dạy nghề, đào tạo nghề phải gắn với thị trường
lao động, nhu cầu thực tế. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các
công ty, doanh nghiệp tư vấn, tuyên truyền tại các cuộc họp bản, trên hệ thống
loa truyền thanh về công tác xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm cho người
lao động trên địa bàn; giới thiệu một số đơn hàng xuất khẩu lao động.
Ông Lý Văn Chém - Trưởng
bản Táng Ngá, xã Nậm Chà cho biết: Ở bản Táng Ngá hiện nay, nhu cầu về đào tạo
nghề (chủ yếu là nghề trồng trọt, chăn nuôi) rất cần thiết. Người dân trong bản
chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, muốn thay đổi tập quán canh tác,
tăng năng suất lao động phải được học mới làm được. Những người đã được đào tạo
nghề có tư duy đổi mới, sáng tạo trong lao động nên thoát nghèo cũng nhanh hơn...
Các buổi tuyên truyền và giới thiệu việc làm được các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp thực hiện thường xuyên.
Nhờ thực hiện tốt đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đã góp phần không nhỏ vào hoàn thành thắng lợi các
chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Nậm Nhùn. Tính đến hết năm 2022,
huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người 33 triệu đồng/người/năm.
Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4-5%/năm.
Với các biện pháp đã và
đang thực hiện, tin tưởng rằng mục tiêu nâng cao chất lượng, tạo việc làm ổn định,
tăng thu nhập cho lao động nông thôn của huyện Nậm Nhùn sẽ sớm hoàn thành. Từ
đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 cũng như những
năm tiếp theo.