Huyện Nậm Nhùn xác định công tác đào tạo nghề là chìa khóa quan trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương
Xác định việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề, góp phần nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, huyện Nậm Nhùn đã chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tiễn của địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế của từng vùng.
Huyện Nậm Nhùn có quy
mô dân số khoảng 30 nghìn người, hơn một nửa dân số nằm trong độ tuổi lao
động. Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hàng
năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên huyện tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo,
triển khai kịp thời các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường
truyền thông về giáo dục nghề nghiệp và thực hiện chương trình chuyển đổi số
trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hưởng đến năm
2030. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề trên địa bản được thực hiện
thường xuyên nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai kế
hoạch. Phối hợp tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lực lượng lao động
có nhu cầu làm việc tại các công ty trong và ngoài tỉnh, làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của người dân trong bản và đề xuất của
UBND xã, trong quý I/2023, Phòng Lao động. Thương binh và Xã hội, Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với UBND xã Nậm
Hàng mở lớp dạy nghề nuôi ong lấy mặt cho 30 người dân của bản. Thông qua lớp học,
bà con được hướng dẫn kỹ thuật cơ bản trong nuôi ong như: chăm sóc, phòng chống
bệnh và cách thức thu hoạch mật. Với phương thức cầm tay chỉ việc, học viên được
giảng viên hướng dẫn thực hành thuần thục quy trình nuôi ong.
Lớp học nghề nuôi ong lấy mật.
Anh Mùa A Phủ (bản Huổi
Pét, xã Nậm Hàng) cho biết: Tham gia lớp học, tôi được truyền dạy kiến thức,
kinh nghiệm nuôi ong lấy mật. Trong quá trình học, chúng tôi được giảng viên hướng
dẫn tận tình, chu đáo, chia sẻ những phương pháp hay, cách làm hiệu quả. Kết
thúc khoá học, tôi sẽ áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế để giúp gia
đình có kinh tế bền vững”.
Tùy theo đặc điểm khí hậu,
thổ nhưỡng từng vùng, huyện cũng có những định hướng cụ thể trong công tác đào
tạo nghề. Theo đó, tại xã Nậm Chà ưu tiên mở các lớp trồng quế, tại xã Mường Mô
mở lớp nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả. tại xã Nậm Pì mở các lớp nuôi đại gia
súc, cơ khí, thú y, nuôi ong và trồng cây quế. Tính đến hết tháng 8/2023, huyện
Nậm Nhùn tổ chức được 5 lớp học nghề với 140 học viên. Dự kiến đến hết năm
2023, huyện hoàn thành việc đào tạo nghề ngắn hạn cho 600 lao động; tạo việc
làm mới cho khoảng 550 lao động. Qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ
hộ nghèo 4,71 %/năm; năng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55%.
Sau đào tạo, lao động
nông thôn đã biết áp dụng những kỹ thuật được học vào sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để
nâng cao hiệu quả sau đào tạo, người học được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng tại
địa phương theo quy định: giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
giải quyết việc làm.
Ông Vũ Tiến Hóa - Phó
Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết: Để nhân dân hiểu và ủng hộ, huyện đẩy mạnh
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề. Từ
đó, nhân dân nắm được vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Khi mở các lớp đào tạo nghề,
chúng tôi yêu cầu các phòng, ban chuyên môn phối hợp cùng các xã, thị trấn khảo
sát, đánh giá nhu cầu học nghề của người lao động, phân loại đối tượng để dạy
nghề. Đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động và nhu cầu thực tế của người
lao động nhằm phát huy được ngành nghề đã được học, đảm bảo sau học nghề học
viên tự tạo được việc làm. Quan tâm nhân rộng các mô hình hiệu quả sau đào tạo
nghề.
Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn được huyện Nậm Nhùn xem là “chia khóa để thực hiện các mục tiêu quốc
gia và phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho người lao động. Thời
gian tới, huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác này nhằm từng bước chuyển
dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.