Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều
kiện phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống, từ Chương trình MTQG phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030, đặc biệt là giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 đã giúp nhiều hộ nghèo,
cận nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vương lên qua đó
đã từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc trên địa
bàn.
Huyện
Nậm Nhùn có 11 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có các dân tộc đặc biệt khó
khăn như: Cống, Mảng... Dân số khoảng trên 29.000 người, trong đó trên 95% là
dân tộc thiểu số. Là một trong những huyện nghèo chính vì vậy những năm qua, huyện
Nậm Nhùn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc quan tâm hỗ
trợ nhiều chương trình, dự án nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS của huyện.
Nhằm
triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo, đặc biệt là tại các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian qua huyện đặc biệt chú trọng nâng cao
hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tăng cường chỉ đạo,
điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp tới công tác giảm nghèo, các chính
sách an sinh xã hội; phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý của từng
xã để nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó khơi dậy ý chí tự lực, nỗ lực vươn lên
thoát nghèo của người dân.
Nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân vùng đồng bào DTTS.
Ông
Nguyễn Văn Ninh – Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết: Huyện luôn quan
tâm nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong sử dụng nguồn vốn đầu tư của Đảng,
Nhà nước đối với vùng DTTS, biên giới, dân tộc đặc biệt khó khăn. Các dân tộc
có điều kiện để phát triển như nhau, không ai bị bỏ lại phía sau trong quá
trình phát triển chung của huyện. Việc phát triển kinh tế vùng DTTS là nhiệm vụ
của cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trên địa bàn và thống nhất
trong quá trình thực hiện.
Được
biết, huyện còn chú trọng lồng ghép các chính sách ưu tiên cho đồng bào DTTS với
các chương trình mục tiêu quốc gia. Sử dụng đúng mục đích nguồn hỗ trợ của các
chương trình, dự án, nhất là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Tập trung
nguồn lực đầu tư cho các xã, bản đặc biệt khó khăn, trọng tâm là giảm nghèo
trong đồng bào DTTS; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác
dân tộc; quan tâm đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của người có uy tín
trong đồng bào DTTS tham gia phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn tham mưu, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
đời sống sinh hoạt, sản xuất; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi;
thực hiện các mô hình điểm để nhân rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
vươn lên thoát nghèo.
Anh
Đỗ Quang Ngọc – Chủ tịch UBND xã Hua Bum chia sẻ: Từ khi có các chương trình, dự
án đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai trên địa bàn
đã giúp cho nhiều hộ dân, trong đó đã phần là các hộ dân thuộc đồng bào dân tộc
thiểu số được tiếp cận các nguồn hỗ trợ. Từ đó đã tạo điều kiện giúp họ vươn
lên thoát nghèo.
Tính
đến nay tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống đã xây dựng
được nhiều mô hình sinh kế hay và hiệu quả. Trong đó đã hình thành nhiều vùng
cây ăn quả, vùng trồng quế và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nhờ đó mà đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện, nhất là DTTS có nhiều
thay đổi tích cực. Thu nhập bình quân ngày càng được nâng cao. Tất cả các bản đều
có đường xe máy, các hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và được sử dụng nước
hợp vệ sinh. Tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi tăng. Đời sống tinh thần của nhân
dân được quan tâm hơn trước; bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát huy.