Trong những năm qua thực hiện các chủ trương của nhà nước về bảo vệ rừng
và phát triển rừng, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện Nậm Nhùn, phong
trào toàn dân chung tay bảo vệ, phát triển rừng của xã Mường Mô đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ. Nhiều năm liền xã không để xảy ra cháy rừng, hiện tượng
người dân khai thác gỗ, lâm sản giảm xuống rõ rệt. Nhận thức của người dân về rừng
từng bước được nâng lên, nhân dân hiểu được giữ được rừng là giữ được nguồn nước
phục vụ canh tác tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ độ che phủ rừng ngày một
nâng lên góp phần giúp nhân dân có một nguồn thu tương đối ổn định từ các chính
sách chi trả của nhà nước.
Đến thời điểm này xã Mường Mô huyện
Nậm Nhùn có trên 12 nghìn 362ha được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của
nhà nước trong đó diện tích rừng phòng hộ có trên 3 nghìn 563ha, diện tích rừng
sản xuất đạt trên 8 nghìn 799ha. Đây là một trong những địa phương có diện tích
rừng lớn nhất của huyện Nậm Nhùn. Xã có 8 bản đa phần đồng bào là người dân tộc Thái. Nhiều
năm trước đây do hạn chế về nhận thức cũng như chưa hiểu hết được lợi ích cũng
như tác hại mà rừng đem lại cho cuộc sống của bản thân mình, gia đình mình và cộng
đồng xã hội nên tình trạng người dân chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn
diễn ra gây ra tình trạng rừng bị tàn phá, nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới
tiêu cho đồng ruộng cũng dần khan hiếm. Cùng với đó do là xã tái định cư chương
trình thủy điện Lai Châu nên diện tích rừng tự nhiên của xã cũng bị ảnh hưởng
không ít. Trước tình hình trên, với mục tiêu nâng cao diện tích rừng, tăng độ
che phủ hạn chế tình trạng cháy rừng, các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến rừng.
Đảng bộ chính quyền xã Mường Mô đã chủ động, tích cực kết hợp với cán bộ ban quản
lý dự án rừng phòng hộ huyện Nậm Nhùn, cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên xuống
từng bản tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay bảo vệ rừng, giải
thích cho nhân dân hiểu tác hại của việc chặt phá rừng, đốt rừng. Nhờ vậy từ
năm 2015 đến nay, trên địa bàn xã hiện tượng người dân tự ý chặt phá rừng không
còn, nhân dân đã ý thức được việc bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính bản
thân mình. Diện tích rừng của xã tăng dần theo từng năm với tỷ lệ độ che phủ rừng
đạt 61,14%, nguồn nước từ đầu nguồn luôn đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng
như sản xuất của nhân dân.
Ông Trần Anh Đôn, Chủ tịch UBND xã Mường Mô,
huyện Nậm Nhùn cho biết: “Công tác tuyên truyền
nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ rừng cho người dân là rất quan trọng. Cán bộ Kiểm
lâm địa bàn xã đã không ngại khó khăn, kiên trì vận động từng cán bộ đảng viên,
Người có uy tín tại cơ sở để họ có tiếng nói và trách nhiệm với cộng đồng dân tộc
mình. Những năm trở lại đây, nhờ có chính sách chi trả DVMTR và sự vào cuộc quyết
liệt của các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp, số vụ vi phạm lâm luật
có xu hướng giảm mạnh.”
Một buổi tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển rừng của xã Mường Mô.
Bản Tổng Pịt, xã Mường Mô là bản có
diện tích rừng ít nhưng lại dễ có nguy cơ cháy rừng cao, thực hiện
sự chỉ đạo của chính quyền xã, lãnh đạo bản đã thường xuyên tập
trung tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, phát
triển rừng, đặc biệt vào mùa khô hanh bà con nhân dân trong bản thường
xuyên tiến hành phát đường băng cản lửa tại các khu vực có nguy cơ
cháy cao, khi đốt nương rẫy đều phải tuân thủ đúng thời gian và kỹ
thuật.
Ông Lý Văn Hom, Bí thư chi bộ bản Tổng
Pịt, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn chia sẻ: “ Trong những năm qua, đặc biệt
là thời gian nắng nóng kéo dài chúng tôi cũng đã thường xuyên tuyên truyền
nhân dân chủ động mọi biện pháp trong công tác bảo vệ rừng nhằm không để cháy
rừng xảy ra.”
Là địa
phương có diện tích tự nhiên tương đối lớn, người dân chủ yếu tập trung vào sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản, chăn nuôi tập trung kết hợp với công
tác chăm sóc phát triển rừng, nhưng do địa hình các bản của xã khá phức tạp,
không tập trung, khó quản lý nên rất dễ dẫn đến tình trạng khai thác trộm lâm
sản, chặt phá rừng bừa bãi. Chính vì vậy nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ, chính
quyền xã Mường Mô đặt ra trong những
năm qua là cần tăng cường công tác bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình
trạng cháy rừng và các hoạt động ảnh hưởng đến rừng. Đối với công tác phòng
cháy chữa cháy rừng, ngay từ đầu mùa khô hàng năm xã đã chủ động thành lập ban
chỉ đạo bảo vệ phát triển rừng kết hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn xuống cơ sở
hướng dẫn nhân dân phát đường băng cản lửa, thu dọn thực bì, đồng thời cử cán
bộ túc trực 24/24h khi có sự cố xảy ra kịp thời đón nhận thông tin để xử lý.
Cùng với đó xã cũng tiến hành thành lập các tổ đội xung kích bảo vệ phát triển
rừng tại 8/8 bản với
nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức bảo vệ rừng;
thường xuyên tiến hành tuần tra, kiểm soát tại những khu vực có nguy cơ gây
cháy để nắm rõ tình hình. Đặc biệt vào các thời gian cao điểm, nguy cơ cháy
rừng cao chính quyền xã đã huy động toàn bộ các tổ chức đoàn thể của xã lấy dân
quân làm nòng cốt để túc trực và kịp thời ứng phó khi cháy rừng xảy ra. Đây
cũng là lực lượng thường xuyên trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân,
người thân bạn bè cần chung tay, nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc
thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng của xã Mường Mô chính là vai trò của kiểm
lâm địa bàn. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ kiểm lâm địa
bàn được phân công phụ trách xã thường xuyên tham mưu cho UBND xã các vấn đề
liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền cho nhân dân
hiểu những lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống của con người nếu biết bảo
vệ.

Cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã Mường Mô hướng dẫn người dân phát đường băng cản lửa.
Anh Lò Văn Phương, Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã
Mường Mô chia sẻ: “Là một cán bộ kiểm lâm cắm chân tại địa bàn xã Mường Mô
chúng tôi cũng đã thường xuyên nắm bắt địa bàn cơ sở, thường xuyên kiểm tra các
diện tích rừng được giao phục trách đặc biệt là các vị trí dễ xảy ra cháy. Đồng
thời hàng năm chúng tôi cũng đều xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác
bảo vệ rừng...”
Là địa
phương về đích chương trình xây dựng NTM từ 2016, tuy nhiên do địa hình tự
nhiên phức tạp, nhiều bản có điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao
đời sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, chính vì vậy vấn đề bảo vệ rừng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ, chính quyền xã Mường Mô hết sức
coi trọng. Bởi không những giữ rừng là giữ được nguồn nước đầu nguồn mà giữ
rừng còn giúp nhân dân nâng cao thu nhập thông qua tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng. Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền xã, sự chung tay
đồng lòng của nhân dân thì việc huy động các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc
cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Những chị em phụ nữ tại các bản của xã
bên cạnh việc chăm lo cho cuộc sống gia đình, lo việc đồng áng thì việc bảo vệ
rừng cũng được mọi người hết sức quan tâm. Mỗi khi bản, xã huy động chị em đều
nhiệt tình tham gia trong việc phát quang đường băng cản lửa, dập cháy khi có
sự cố xảy ra.
Bản Cang, xã Mường Mô là một trong những
bản đi đầu trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của xã Mường Mô. Nếu như
trước đây khi mới chuyển lên khu tái định cư, với mảnh đất mới, chỗ ở mới, nhận
thức của nhân dân về rừng còn hạn chế, việc chặt phá rừng, đốt rừng làm nương
rẫy còn xảy ra nhiều. Từ khi được chính quyền từ xã, bản tuyên truyền cùng với
nhà nước có các chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng ý thức của
người dân trong bản đã dần được nâng lên, hiện tượng đốt, phá rừng không còn
diễn ra. Người dân hiểu được phải bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính
mình. Bên cạnh đó việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong công tác
tuyên truyền vận động nhân dân cần chung tay bảo vệ rừng, từ bỏ tập quán lạc
hậu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Hàng tháng bản đều tổ chức họp bản
kết hợp mời lãnh đạo xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn xuống tuyên truyền cho nhân
dân về lợi ích mà rừng đem lại cũng như tác hại khi xâm phạm đến rừng. Đặc biệt
là trong công tác PCCCR các cán bộ bản luôn rất quan tâm, chú trọng tuyên
truyền cho nhân dân dân, chỉ đạo nhân dân cần đồng lòng, chung sức khi có sự cố
cháy rừng xảy ra.
Phát triển rừng đã khó, bảo vệ và giữ rừng còn
khó hơn, với đặc thù là địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức của
nhiều tầng lớp, bộ phận nhân dân còn hạn chế chính vì vậy để làm tốt công tác
này trong những năm tiếp theo Đảng bộ, chính quyền xã Mường Mô đã đề nhiều biện
pháp, giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương. Bên cạnh công tác tuyên
truyền, vận động là chủ đạo thì chính quyền xã cũng tích cực khuyến khích nhân
dân góp đất đăng ký trồng rừng, trồng các loại cây ăn quả ôn đới trên các diện
tích đất đồi, đất rừng còn bỏ trồng. Qua đó góp phần không nhỏ nâng cao thu
nhập cho nhân dân, tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, tạo không khí trong lành, giữ
được nguồn nước đầu nguồn phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Việc
phát triển và bảo vệ rừng ở xã Mường Mô nói riêng và huyện Nậm Nhùn nói chung
không chỉ nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân, thay đổi tập quán canh tác,
nhận thức của nhân dân đối với rừng mà còn góp phần không nhỏ trong việc tăng
độ che phủ rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước đầu nguồn, chống biến đổi khí hậu
tạo môi trường làng bản ngày càng trong lành. Cùng với đó cũng thấy được sự
thay đổi trong nhận thức của nhân dân, mọi người đã dần biết quý rừng và trân
trọng những giá trị mà rừng mang lại cho cuộc sống của chính mình.
Trong
những năm qua tình trạng người dân chủ quan hay cố ý đã gây ra những
vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh ta dẫn đến bị phạt hành chính hoặc
cao hơn nữa là truy tố trách nhiệm hình sự. Để người dân có những
hiểu biết về pháp luật hơn chúng tôi xin gửi tới những quy định cũng
như mức xử phạt của nhà nước đối với những hành vi gây hại đến
rừng:
Theo
Điều 17 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định của pháp
luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp
sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới
500 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị
thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp
sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 500 m2 đến dưới
1.500 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
3.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường
hợp sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ
1.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
4.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường
hợp sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ
5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
5.
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường
hợp sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ
10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 300 m2 đến dưới 500 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
6.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường
hợp sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ
15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 700 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
7.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường
hợp sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ
20.000 m2 đến dưới 25.000 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 900 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
8.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường
hợp sau:
a)
Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng
thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ
25.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
b)
Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
c)
Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;
d)
Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2;
đ)
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
+ Điều 189. Tội huỷ hoại rừng
1.Người
nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2.Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c)
Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d)
Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ)
Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3.Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm:
a)
Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b)
Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c)
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.