Nghị quyết 01 của Huyện ủy từng bước góp phần đưa sản xuất nông nghiệp huyện Nậm Nhùn trở thành ngành kinh tế chủ lực
Với đặc thù của huyện miền
núi, biên giới có diện tích tự nhiên rộng, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc
phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi, thuận lợi để phát triển kinh tế nông
nghiêp. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Nhùn đã quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp gắn
với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trong huyện.
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa nông nghiệp trở
thành ngành kinh tế chủ lực, tận dụng tối đa thuận lợi về diện
tích đất đai, nguồn lực lao động tại chỗ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban
hành Nghị quyết số 01 ngày 31/12/2020 về phát triển
nông nghiệp theo hướng hàng hóa giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030,
trong đó xác định mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp, chú trọng hình thành các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nâng
cao giá trị sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhằm quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị
quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các xã, thị trấn đã xây dựng và ban hành
các căn bản cụ thể hóa việc triển khai thực hiện. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và
các đoàn thể về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung. Qua đó, tạo sự
chuyển biến rõ nét trong việc chuyển đổi từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún sang hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên điều kiện thế
mạnh của từng địa phương. Nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
như Mật ong, cà gai leo, cá lồng.
Cánh đồng lúa bản Nậm Cầy, xã Nậm Hàng.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực
vươn lên của người dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đến nay,
sau hơn 3 năm triển khai thực hiện đem lại nhiều kết quả tich cực. Hạ tầng
thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu suất đầu tư từ các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống của Nhân dân. Đã hình thành vùng sản xuất lúa tập trung tại bản Nậm Cầy, xã Nậm Hàng với diện tích 120 ha; Chăm sóc duy trì các mô hình, dự án trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa.
Chăn nuôi được chú trọng phát triển theo hướng tập trung, tốc độ tăng đàn gia
súc đạt 4,8%/ năm, hiện có 29 cơ sở chăn nuôi tập trung. Trên địa bàn huyện đã phát triển nuôi cá lồng
trên lòng hồ thủy điện Lai Châu với 525 lồng chủ yếu nuôi cá trắm, chép, rô phi
và cá lăng. Nghề nuôi ong được quan tâm
phát triển. cùng
với đó chương trình mỗi
xã một sản phẩm OCOP đã được các xã đẩy mạnh thực hiện; có 01 cơ sở chế biến
cao, túi lọc cà gai leo tại xã Nậm Hàng. Toàn huyện có 12 sản phẩm OCOP 3 sao... Ngoài nguồn lực đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước,
huyện Nậm Nhùn đã tăng cường kêu gọi, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp,
hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Sản phẩm OCOP 3 sao Trà túi lọc Cà Gai leo và Cao Cà Gai leo của HTX Thanh niên Trường Thịnh Nậm Nhùn.
Tuy nhiên có một thực tế, hiện nay hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện đã quy hoạch nhưng chưa được triển khai thực hiện đồng
bộ, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích còn thấp, diện tích cây ăn quả đã
đầu tư nhưng việc thâm canh còn hạn chế. Vùng sản xuất lúa hàng hóa hiện nay
chưa tạo được vùng sản xuất theo chuỗi giá trị cung cầu, chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu mối tiêu
thụ sản phẩm...
Trong thời gian tới, để
tiếp tục khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng để thúc đẩy nông nghiệp phát
triển sẽ cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp kiên trì, thúc đẩy sản
xuất cây trồng, vật nuôi theo mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục đầu tư hạ tầng các
vùng sản xuất nông nghiệp hàng tập trung; tranh thủ các chính sách hỗ trợ của
tỉnh, cùng với đó khuyến khích doanh nghiệp và Nhân dân tiếp tục chủ động đầu
tư, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc các loại sản
phẩm nông nghiệp, đặc biệt đối với vùng sản xuất lúa tập trung và các vùng cây
ăn quả, tiếp tục mở rộng diện tích để tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng, mẫu
mã theo quy chuẩn để mở rộng thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác
xã trong và ngoài địa bàn huyện vào phát triển các dự án liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản. Vận dụng các chính sách
hỗ trợ gắn với mỗi xã ít nhất 1 mô hình chăn nuôi để phát triển sản xuất điển
hình; tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn triển khai các mô hình như: Dê,
cừu, ngựa, gia cầm dưới tán rừng….Đồng thời, thực hiện mô hình liên kết mỗi xã
một mô hình tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế
- xã hội của huyện ngày càng phát triển.