Qua
sự giới thiệu của chính quyền địa phương về những mô hình tiêu trong phát triển
kinh tế trên địa bàn xã Nậm Hàng, chúng tôi tới thăm mô hình chăn nuôi của anh
Lưu Chí Đông một trong những điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương,
với mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, lợn giống mang lại thu nhập từ
200-230 triệu đồng/năm.
Ấn
tượng đầu tiên về anh Đông là một người chân thành, cởi mở, với cái bắt tay thật
chặt, trong câu chuyện với anh, chúng tôi được biết để có được thành công như
ngày hôm nay, là bao thăng trầm, thành công có, thất bại cũng không ít. Anh Đông chia sẻ: “Bắt tay vào chăn nuôi từ năm 2015, tôi đã từng
rất thành công và có thu nhập ổn định từ chăn nuôi gà, lợn, nhưng trước diễn biến
thất thường của dịch bệnh, cũng như nhiều hộ chăn nuôi khác tôi cũng đã gặp
không ít khó khăn, thất bại và phải bắt đầu làm lại từ đầu”.
Anh
Lưu Chí Đông (bên trái) giới thiệu về mô hình chăn nuôi của gia đình.
Không khuất phục trước những
khó khăn, với sự động viên của gia đình, anh quyết định bắt tay làm lại từ đầu.
Năm 2018, thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể của địa phương anh mạnh
dạn vay hơn 90 triệu đồng từ ngân hàng để đầu tư xây dựng lại hệ thống chuồng
trại với quy mô hơn 300m2 để nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, lợn giống. Chuồng nuôi được anh Đông thiết kế thoáng mát, sạch sẽ
với các ô nuôi tách biệt từng khu để thuận tiện cho chăm sóc.
Để
có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật
nuôi, ngoài đăng ký tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong chăn
nuôi do xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức. Anh Đông còn thường tìm
đọc sách, báo, tài liệu để có kiến thức về thú y.
Cùng
với chủ động thực hiện các giải pháp trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật
nuôi như làm tốt công tác vệ sinh chồng trại, tiêm phòng vắc xin định kỳ; để
nâng cao sức đề kháng, đảm bảo dinh dưỡng cho mỗi thời kỳ sinh trưởng của vật
nuôi việc lựa chọn và phối trộn thức ăn chăn nuôi luôn được anh chú trọng.
Anh Đông chia sẻ: Trong chăn
nuôi dịch bệnh rất thất thường, tuy nhiên, nếu chú trọng vào vệ sinh chuồng trại,
tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đảm bảo chất dinh dưỡng thì sẽ kịp thời
phòng tránh và vật nuôi sẽ có sức đề kháng tốt hơn”.
Chính nhờ những kinh nghiệm này
mà trong nhiều năm nuôi lợn, việc chăn nuôi của gia đình anh ít bị ảnh hưởng bởi
dịch bệnh, tổng đàn không ngừng tăng lên. Trong khi một số hộ trong xã bị thiệt
hại do dịch bệnh nhưng đàn lợn của gia đình anh vẫn phát triển tốt. Nhờ chịu khó học hỏi, thực hiện đúng các quy trình kỹ
thuật, chăm sóc đàn lợn cẩn thận, chủ động phòng dịch bệnh nên lứa lợn nào anh
Đông cũng thắng lớn.
Đến nay, mô hình của anh Đông
duy trì thường xuyên với 4 con lợn nái sinh sản, 25 -30 con lợn thịt và 30-40
con lợn giống/lứa nuôi. Mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường 3 lứa nuôi
đem lại thu nhập từ 200 -230 triệu đồng. Với nguồn thu ổn định đã giúp anh trả
được số nợ ngân hàng, có thêm vốn để đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, đàn
nuôi trong thời gian tới.
Thấy
hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi lợn của gia đình ông, nhiều hộ dân đã đến tìm
hiểu và được anh Đông giúp đỡ nhiệt tình về kỹ thuật chọn giống, cách chăm sóc,
phòng trừ dịch bệnh…
Ông
Khoàng Văn Chung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nậm Hàng đánh giá: Với sự nhanh nhẹn,
dám nghĩ, dám làm, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Lưu Chí
Đông là nông dân điển hình ở xã, đi đầu trong phát triển mô hình đem lại hiệu
quả, xứng đáng là tấm gương phát triển kinh tế giỏi để mọi người học tập và noi
theo”.