Ngày 13/10/2023, Bộ Nội vụ ban hành văn bản số 5/VBHN-BNV về hợp nhất Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Đối tượng Nghị định áp dụng là: Cán bộ
trong các cơ quan hành chính nhà nước; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (sau đây gọi chung là cán
bộ); Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, công chức và Luật Viên chức và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3
Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là công chức); Viên chức theo
quy định tại Điều 2 Luật Viên chức; Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc,
nghỉ hưu (sau đây gọi chung là người đã nghỉ việc, nghỉ hưu).
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có
hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ
quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi
hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử
lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
Các hình thức kỷ luật cán bộ, gồm:
Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; bãi nhiệm. Đối với công chức không giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng 4 hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc
lương; buộc thôi việc. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng
5 hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; giáng chức; cách chức; buộc thôi
việc.
Công chức có hành vi vi phạm thuộc một
trong các trường hợp sau đây thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức
cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối
với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8
Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy
chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp
này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2,
khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng
đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 9 Nghị định này
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức:
Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi
việc. Đối với viên chức quản lý có 4 hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách
chức, buộc thôi việc.
Viên chức có hành vi vi phạm thuộc một
trong các trường hợp sau đây thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức
cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ
chức vụ quản lý mà tái phạm.
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16
Nghị định này.
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm
lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy
chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp
này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Bãi bỏ các quy định sau đây: Nghị định
số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ
luật đối với công chức; Nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật viên chức được quy
định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên
chức; Chương 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính
phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật cán
bộ được quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của
Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Chi
tiết Văn bản số 5/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ: Tải về