Công tác quản lý về an ninh, trật tự và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh trong phòng, chống mua bán người
Luật
phòng, chống mua bán người ngày 28 tháng 11 năm 2024 quy định rõ về công tác quản
lý về an ninh, trật tự và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động
kinh doanh trong phòng, chống mua bán người
1. Công tác quản lý về an ninh, trật tự đối
với phòng, chống mua bán người
Tại
Điều 9 Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) quy định về “Quản lý về an
ninh, trật tự” như sau:
Cơ
quan, người có thẩm quyền trong quản lý về an ninh, trật tự có trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ sau đây:
1.
Quản lý đăng ký cư trú, quản lý xuất nhập cảnh trên địa bàn, nắm rõ biến động
dân cư có liên quan đến hoạt động mua bán người;
2.
Quản lý, giám sát đối tượng đã từng bị kết án về tội mua bán người và đối tượng
khác có dấu hiệu thực hiện hành vi mua bán người theo quy định của pháp luật;
3.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu
về căn cước, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; việc định danh và xác thực điện tử;
thông tin về tàng thư, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán
người;
4.
Tuần tra, kiểm soát tại biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển và hải
đảo nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người;
5.
Quản lý chặt chẽ mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính để phòng, chống
mua bán người;
6.
Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh; ứng dụng
khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý giấy tờ tùy
thân và giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh để phòng, chống mua bán người;
7.
Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có chung đường biên giới trong
việc tuần tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu để phòng, chống mua bán người.
2. Trách nhiệm phòng ngừa mua bán người
trong tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Tại
Điều 17 Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi quy định “Trách nhiệm phòng ngừa
mua bán người trong tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ
như sau:
Các
tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 10
của Luật này có trách nhiệm sau đây:
1.
Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;
2. Nắm
thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan có thẩm
quyền khi có yêu cầu để phòng ngừa mua bán người;
3.
Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động, đăng ký lao động với cơ
quan quản lý lao động địa phương để phòng ngừa mua bán người;
4.
Thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm
tra về phòng, chống mua bán người đối với hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp,
cơ sở;
5.
Phối hợp, thực hiện đầy đủ yêu cầu khi cơ quan có thẩm quyền sàng lọc dấu hiệu
bị mua bán đối với người lao động tại tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở;
6.
Chủ động phòng ngừa, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hành vi có dấu
hiệu mua bán người.
Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh, dịch
vụ
1.
Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây phải được quản lý, kiểm tra nhằm phát
hiện, ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng để thực hiện hành vi mua bán người:
a)
Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xoa bóp; kinh doanh casino; kinh doanh
trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; kinh doanh dịch vụ nội dung thông
tin trên mạng viễn thông, mạng Internet; kinh doanh dịch vụ việc làm, cho thuê
lại lao động, tư vấn du học, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; kinh
doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú;
b) Hoạt
động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nuôi con nuôi;
c)
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác dễ bị lợi dụng để mua bán người.
2.
Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách
nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh, dịch vụ quy định tại
khoản 1 Điều này để phòng, chống mua bán người.