Quy định về Nội dung phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ
Chính phủ ban hành nghị định 105/2025/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2025 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo
Điều 15 Nghị định 105/2025/NĐ-CP quy định về Nội dung phương án chữa cháy, cứu
nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ như sau:
1.
Phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở do người đứng đầu cơ sở tổ chức
xây dựng và phê duyệt theo Mẫu số PC06 kèm theo Nghị định này bảo đảm các nội
dung sau đây:
a)
Thông tin về cơ sở: tên cơ sở, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu cơ sở, số điện
thoại liên hệ, thống kê lực lượng, phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy,
cứu nạn, cứu hộ tại chỗ của cơ sở, nguồn nước phục vụ chữa cháy trong và ngoài
cơ sở, chất chữa cháy;
b)
Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc, tai nạn, sự cố; sơ đồ thể hiện
đường, lối thoát nạn, vị trí trụ, bể, điểm, bến để xe chữa cháy, máy bơm chữa
cháy lấy nước chữa cháy, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị báo cháy, chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ theo từng khu vực, hạng mục công trình trong cơ sở;
c) Số
điện thoại của các cơ quan cần thông báo khi có tình huống cháy, tai nạn, sự cố
xảy ra;
d)
Giả định tình huống cháy, tai nạn, sự cố xảy ra trong và ngoài giờ làm việc tại
khu vực, hạng mục, công trình có nguy hiểm về cháy, nổ trong cơ sở; dự kiến việc
sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, tổ chức thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ phù hợp với từng tình huống cháy, tai nạn, sự cố;
đ)
Những vấn đề cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tổ chức chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ được bảo quản,
sử dụng trong cơ sở gồm: khả năng gây nổ, phát sinh khói, khí độc, nguy cơ hình
thành môi trường nguy hiểm nổ gây sập đổ công trình.
2.
Phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của phương tiện giao thông do chủ phương
tiện giao thông tổ chức xây dựng và phê duyệt theo Mẫu số PC07 kèm theo Nghị định
này bảo đảm các nội dung sau đây:
a)
Thông tin về phương tiện giao thông: loại phương tiện, chủ phương tiện, người
điều khiển phương tiện, số điện thoại liên hệ, thống kê lực lượng, phương tiện,
hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên phương tiện giao thông;
b)
Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc của phương tiện, hàng hoá được vận
tải trên phương tiện; sơ đồ thể hiện lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện,
thiết bị báo cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo từng khu vực trên phương tiện
giao thông;
c) Số
điện thoại của cơ quan quản lý trực tiếp phương tiện;
d)
Giả định một số tình huống cháy, tai nạn, sự cố xảy ra; dự kiến việc sử dụng lực
lượng, phương tiện tại chỗ, tổ chức thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp
với từng tình huống cháy, tai nạn, sự cố;
đ)
Những vấn đề cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ khi tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với phương tiện,
hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ vận tải trên phương tiện gồm: khả năng gây nổ,
phát sinh khói, khí độc.
3.
Phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an do cơ quan Công an
theo phân cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy,
nổ theo Mẫu số PC08 kèm theo Nghị định này bảo đảm các nội dung sau đây:
a)
Thông tin về cơ sở: tên cơ sở, địa điểm hoạt động, người đứng đầu cơ sở, số điện
thoại liên hệ, thống kê lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ tại chỗ của cơ sở, giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy trong và
ngoài cơ sở;
b)
Sơ đồ thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ, vị trí trụ, bể, điểm, bến lấy nước chữa cháy theo từng
khu vực, hạng mục công trình trong cơ sở;
c)
Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc, tai nạn, sự cố;
d) Số
điện thoại của các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã nơi xây dựng
phương án, điện lực, y tế, cấp nước, giao thông, môi trường; lực lượng, người cần
huy động để tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
đ)
Giả định tình huống cháy phức tạp nhất và các tình huống cháy, tình huống tai nạn,
sự cố có thể xảy ra, diễn biến của đám cháy, tai nạn, sự cố theo các giai đoạn
khác nhau;
e) Dự
kiến việc huy động và sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, chiến
thuật, biện pháp kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của mỗi tình huống cháy,
tai nạn, sự cố được giả định.
4.
Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an đối với từng tình huống quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do
cơ quan Công an theo phân cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt theo Mẫu số PC09
kèm theo Nghị định này bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Đặc
điểm tình huống tai nạn, sự cố, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ
tại các khu vực giả định xảy ra tai nạn, sự cố;
b)
Giả định tình huống, diễn biến tai nạn, sự cố;
c) Dự
kiến huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng phương
pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ
cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình huống tai nạn, sự cố.
5.
Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông, cơ quan Công an có thẩm quyền
phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ có
trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung, chỉnh lý phương án đã xây dựng khi có
thay đổi một trong những nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều
này.
6. Bộ
trưởng Bộ Công an quy định cơ quan có thẩm quyền xây dựng, phê duyệt phương án
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2025.