Những năm qua, huyện biên
giới Nậm Nhùn luôn quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần làm giảm
các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội trên địa bàn.
Nậm
Nhùn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, trên địa bàn huyện
gồm 11 dân tộc anh em cùng
sinh sống. Trong đó dân
tộc thiểu số chiếm trên 95. Dân cư sống rải rác, không tập trung nên việc triển khai tuyên truyền, tập hợp bà
con tham gia các buổi họp, buổi tuyên truyền cũng
gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, trong những
năm qua để công tác tuyên truyền chính
sách, pháp luật đến với người dân một cách hiệu quả,
cấp ủy chính quyền địa phương đã phân công các cơ quan ban ngành liên quan “đến
từng ngõ, gõ từng nhà” nhằm đạt về số lượng và chất lượng. Phần lớn bà con ở
đây là người dân tộc thiểu số nên việc tuyên truyền lồng ghép các chính sách
pháp luật bằng cả tiếng phổ thông và tiếng của đồng bào mang lại hiệu quả rõ rệt.
Qua đó từng bước giúp người dân, nhất là với người cao tuổi và người không biết
tiếng phổ thông kịp thời nắm bắt tình hình địa phương, gìn giữ an ninh, trật tự,
phòng, chống tệ nạn xã hội trong tình hình mới. Ông Lò Văn
Diệu, Phó Trưởng phòng tư pháp huyện cho biết: Bám sát chỉ đạo từ cấp trên, hằng năm
bám sát chỉ đạo của UBND huyện phòng chuyên môn chúng tôi tổ chức triển khai thực
hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm có trọng tâm,
trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị để đảm
bảo triển
khai thực hiện có hiệu quả chương trình phổ biến giáo dục pháp luật.
Nhằm
xây dựng “cánh tay nối dài” về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thời
gian qua, huyện Nậm Nhùn đã kiện toàn các tổ hòa giải ở các cấp cơ sở. Thực hiện
tốt công tác hòa giải ở cơ sở, qua đó làm giảm những mâu thuẫn, bất đồng trong
Nhân dân. Đến nay, các tổ hòa giải đi vào hoạt động nền nếp, công tác hòa giải ở
cơ sở đạt hiệu quả cao, các vụ việc xích mích, mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn đều
được giải quyết kịp thời.
Công tác tuyên truyền được cơ quan chuyên môn thường xuyên thực hiện.
Với
quyết tâm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người
dân, những năm qua, UBND huyện Nậm Nhùn đã bám sát tình hình thực tế và triển
khai nhiều cách làm hay, sáng tạo. Đặc biệt, thực hiện hiệu quả phổ biến giáo dục
pháp luât với nhiều hình thức phù hợp trình độ, nhận thức, phong tục, tập quán
của người dân. Bên cạnh đó, địa phương ưu tiên nhân lực thực hiện Luật phổ biến
giáo dục pháp luật, duy trì chất lượng các tổ hòa giải, tuyên truyền viên.
Trong thời gian qua, phòng tư pháp huyện Nậm Nhùn đã tuyên truyền được nhiều buổi
tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao nhận thức
và ý thức chấp hành pháp luật. Tuy
nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo UBND huyện Nậm Nhùn, trong quá trình tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật, địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhất định
như do đặc thù của địa phương là diện tích đất rừng nhiều, liên quan địa giới
hành chính nhiều địa phương, nên tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,
tệ nạn ma túy còn xảy ra. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải
còn thấp nên chưa tạo được động lực cho các hòa giải viên cơ sở thực hiện nhiệm
vụ. Đồng thời, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp
luật là nhiệm vụ rộng, liên ngành trong khi chưa có cơ chế triển khai thực hiện,
đội ngũ công chức làm công tác này chủ yếu kiêm nhiệm, chưa được bồi dưỡng, tập
huấn về chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên.
Để
khắc phục tình trạng trên, một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật. Cụ thể, tăng cường tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng tới mọi người dân về các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời, thực hiện
đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân phù hợp với
từng nhóm đối tượng và điều kiện địa bàn; trong đó, chú trọng nhóm người dân
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc
biệt khó khăn, biên giới. Đẩy
mạnh truyền thông về sự cần thiết và nhu cầu được nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, chăm sóc sức khỏe của người dân; trong đó, chú trọng đào tạo, nâng
cao kỹ năng tư vấn, truyền thông cho đội ngũ cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho người dân. Tăng cường tuyên truyền về
phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích
khác; dự phòng bệnh không lây nhiễm; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tệ nạn xã
hội trong nhân dân.