Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc mua sắm trực
tuyến đã trở thành một trào lưu phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên thì với sự phát
triển của thị trường càng có nhiều sản phẩm được quảng cáo trên các trang mạng
xã hội với tuyên bố là có tác dụng chữa bệnh. Trong khi đó thì một số sản phẩm
có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tật, nhiều sản phẩm khác lại không đảm
bảo tính hiệu quả, an toàn hoặc thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của người
sử dụng.
Chị Chảo Ngọc Thanh ở khu phố
Sông Đà, Thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn thường xuyên dùng điện thoại thông
minh để giải trí và xem tin tức, ca nhạc hay phim truyện qua mạng xã hội. Nhiều
lần chị cảm thấy khó chịu vì gặp các quảng cáo về các loại thuốc từ bệnh đi tiểu
đêm, đau xương khớp, bệnh về gan thận hay những loại thuốc chữa cao huyết áp,
đái tháo đường.
Chị Chảo Ngọc Thanh ở khu phố
Sông Đà, Thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn chia sẻ: “Mình hay xem các bộ phim
trên mạng nhưng mà đang xem dở thì hay gặp các quảng báo về thuốc mà cũng không
biết liệu rằng nó có hiệu quả như đúng với những quảng cáo đã đưa hay không.
Nhiều quảng cáo họ thường xuyên mặc các bộ quần áo truyền thống của một số dân
tộc để giới thiệu về tác dụng của các bài thuốc Nam khiến nhiều người bị các bệnh
như đau xương khớp, bệnh gan thận hay cao huyết áp cũng cảm thấy hoang mang vì
không rõ là có đúng sự thật như vậy không để mua về chữa trị…”
Cán bộ Thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn tuyên truyền người dân cảnh giác với các chiêu trò lừa lừa đảo.
Trong thời đại công nghệ thông
tin ngày nay, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một trào lưu phổ biến và tiện
lợi đi kèm theo đó thì cũng có rất nhiều quảng cáo mới xuất hiện đánh trúng tâm
lý người tiêu dùng. Phổ biến nhất là việc quảng cáo các sản phẩm có tác dụng chữa
bệnh. Bên cạnh những sản phẩm hữu ích thì có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn
gốc thành phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Trên các trang web và mạng
xã hội bất kể ai cũng có thể đăng tải các bài viết, tin tức, quảng cáo sản phẩm
không qua kiểm tra và không có nguồn gốc rõ ràng. Điều này dẫn đến việc sản phẩm
có thể không có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo hoặc có thể chứa các thành phần
không an toàn cho sức khỏe. Thậm chí một số sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức
khỏe và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong những năm qua trên địa bàn
huyện cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân tiền mất tật mang vì tin thuốc quảng
cáo qua mạng.
Bác sĩ chuyên khoa I Lò Thế Khánh, Giám đốc TTYT huyện Nậm Nhùn
cho biết: “Những bài thuốc được quảng cáo trên mạng xã hội thì chủ yếu là các bệnh
lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, cơ xương khớp hoặc một số bệnh lý về gan
mật. Các nạn nhân khi mua các loại thuốc trên mạng đa số là những bệnh nhân đã
điều trị lâu dài và gần như là những bệnh lý mãn tính. Tâm lý của bệnh nhân rất
lo lắng và lúc nào cũng muốn nhanh khỏi bệnh nhưng thực ra để điều trị được các
bệnh lý mãn tính thì cần phải được điều trị lâu dài và được khám định kỳ. Còn
những thuốc không rõ nguồn gốc hay mua trên mạng chỉ là những loại thuốc nhất
thời và không đảm bảo an toàn…khuyến cáo người dân không nên tin vào những quảng
cáo như vậy, khi có triệu chứng trong người cần đến các cơ sở y tế để thăm khám
và điều trị.”
Trên mạng xã hội các quảng cáo sản
phẩm thường được thiết kế để thu hút khách hàng bằng cách sử dụng các từ ngữ và
hình ảnh đầy màu sắc để tạo ra ấn tượng tích cực. Tuy nhiên những thông tin quảng
cáo này có thể là không chính xác và dẫn đến việc người tiêu dùng mua sản phẩm
sai hoặc không đạt được hiệu quả như mong đợi. Đây còn là động cơ của những kẻ
lừa đảo sử dụng các chiêu trò giả mạo cắt ghép hình ảnh người nổi tiếng để móc
túi tiền của nạn nhân.
Nhiều sản phẩm thuốc được quảng cáo công khai trên mạng xã hội.
Chị Chảo Ngọc Thanh ở khu phố
Sông Đà, Thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn chia sẻ thêm: “Mình nghĩ những người có bệnh mà xem
những quảng cáo như vậy mà tin tưởng mà mua về dùng thì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Nếu có bệnh mình nghĩ phương pháp tốt nhất là đến các trung tâm y tế để được
các y bác sĩ thăm khám và hướng dẫn đều trị. Không nên tin vào điều gì đó mà
mình không nắm rõ được nguồn gốc, xuất xứ hay hiệu quả của nó như thế nào.”
Để tránh bị lừa rơi vào tình trạng
tiền mất tật mang khi mua các sản phẩm được quảng cáo qua mạng xã hội cần tìm
hiểu kỹ về sản phẩm bằng cách tra cứu thông tin về sản phẩm, đọc các đánh giá của
người dùng khác về sản phẩm. Nếu sản phẩm chỉ được quảng cáo trên mạng xã hội và
không có thông tin chi tiết về nguồn gốc và thành phần, thông tin nhà sản xuất
thì rất có thể đây là một hình thức lừa đảo. Bạn cũng cần thận trọng với các
chương trình khuyến mại quá hấp dẫn, sản phẩm được quảng cáo với giá quá rẻ
cũng khiến bạn bị lừa. Việc mua thuốc và thực phẩm chức năng qua mạng xã hội là
xu hướng ngày càng phổ biến, tuy nhiên mỗi người cần cẩn trọng cảnh giác để
không rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.