Tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện
Huyện Nậm Nhùn có 11 dân tộc anh em cùng
sinh sống. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của người dân nơi đây, tình hình KT-XH
vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nậm
Nhùn đã có bước phát triển
rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng cải thiện; số hộ nghèo giảm
nhanh; giáo dục, y tế được quan tâm; văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp từng
bước được bảo tồn và phát huy; tình hình an ninh, trật tự được giữ vững; khối đại
đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.
Vòng xòe đoàn kết vẫn thường xuyên được duy trì trong các sự kiện văn hóa của huyện.
Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng
cho sự phát triển. Do vậy, cấp uỷ, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở trên
địa bàn huyện Nậm Nhùn luôn quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong
đó, đã được chú trọng triển khai và từng bước lan tỏa vào đời sống nhân
dân, tạo động lực tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
huyện nhà. Đời sống văn hóa nhân dân được nâng lên rõ rệt; Các hủ tục
lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được đẩy lùi; các giá trị văn hóa tốt đẹp của
các dân tộc đang được giữ gìn, bảo tồn và phát triển.
Những năm gần
đây, huyện Nậm Nhùn đã thực hiện tốt
các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá
trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã tiếp
thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc
thiểu số tại các địa phương, trong đó có huyện Nậm Nhùn. Hiện nay, những giá trị văn hóa
truyền thống vẫn đang hiện hữu trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc huyện Nậm
Nhùn. Tại các bản làng của đồng
bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các bản làng người Thái vẫn lưu giữ được
vẹn nguyên những bản sắc văn hoá truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây
tre đan, sản xuất rượu men lá, lưu giữ những nếp nhà
sàn truyền thống...
Các xã cũng đã có những sự quan tâm cần thiết đến công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc.
Hàng năm huyện thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ, ngày
hội văn hóa thể thao các dân tộc, phục dựng các lễ hội truyền thống của một số
dân tộc. Tại đây có rất nhiều những hoạt động được tổ chức như: ca múa, ẩm
thực, các trò chơi dân gian, trình diễn trang phục truyền thống. Đây có thể coi
là một dịp để đồng bào các dân tộc, các nghệ nhân trên địa bàn huyện có cơ hội
giao lưu, giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc mình đến với du khách gần xa. Song song với đó, huyện
cũng đã quan tâm chú trọng việc tiếp tục duy trì và thành lập nhiều
câu lạc bộ dân ca, dân vũ của đồng bào Thái, đồng bào Mông,
đồng bào Mảng, đồng bào Cống. Đến nay, trên địa bàn
huyện đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả các câu lạc bộ dân
ca,
dân vũ góp
phần phát huy và bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, mang đậm đà bản sắc văn
hóa đặc trưng của các dân tộc. Ở thời điểm hiện tại những nét văn hóa dân tộc cũng
đã được các đơn vị nhà trường đưa vào giảng dạy, thành lập các câu lạc bộ bảo
tồn giá trị văn hóa truyền thống nhằm khơi dậy niềm tự hào và giáo dục giới trẻ ý thức trách
nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết: Để làm tốt công tác bảo tồn, gìn
giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, trong thời gian tới, huyện tiếp
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc đồng sức,
đoàn kết lưu giữ bản sắc văn hóa; phối hợp tốt với các ngành liên quan nghiên
cứu, sưu tầm, phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu
số. Gắn việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc với
phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh.

Đồng bào dân tộc Cống ở Nậm Chà ngày nay vẫn lưu giữ nghề đan lát thủ công.
Có
thể thấy việc quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy
nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trên địa bàn
bằng những việc làm cụ
thể, thông
qua các chính sách sát với nhu cầu thực tế, đã, đang và sẽ góp phần tạo nên sức
lan tỏa, trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào
các dân tộc trên địa bàn huyện.