Thực hiện chuyên đề: “Lấy trẻ làm trung tâm” ở trường Mầm non Sông Đà thị trấn Nậm Nhùn
Đổi
mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ chú trọng vận dụng kiến
thức, kỹ năng, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động
giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” để đạt được mục tiêu và phù hợp
với độ tuổi. Trong 2 năm thực hiện chuyên đề, trường Mầm non Sông Đà, thị trấn
Nậm Nhùn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Việc
dạy học lấy trẻ làm trung tâm là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình thực hiện
giảng dạy chương trình giáo dục mầm non với các mục tiêu: Tổ chức các hoạt động
giáo dục trẻ theo quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện
thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ, đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo
dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với
độ tuổi của trẻ, giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc
theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình,
biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết
các tình huống mà trẻ gặp phải. Thời gian qua, tập thể cán bộ, giáo viên trường Mầm non Sông Đà đã có nhiều cách làm
hay, sáng tạo và đã đạt được kết quả tích cực trong triển khai thực hiện, tạo
điều kiện cho trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”.
Giờ
học tạo hình của các cháu 5 tuổi trường Mầm non Sông Đà
Trường Mầm non Sông Đà hiện có trên 300 trẻ với 24
cán bộ, giáo viên, nhân viên với khuôn viên trên 3000m2 có đầy đủ phòng học,
phòng chức năng theo tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. Thực hiện chuyên đề
xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch
theo lộ trình từng năm học, kịp thời triển khai, quán triệt đến cán bộ, giáo
viên; đồng thời tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, gắn với khai thác sử dụng
hiệu quả cơ sở vật chất trong lớp, ngoài trời hiện có theo hướng tận dụng tình
huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn. Các
lớp học được thiết kế theo cách tận dụng không gian để cho trẻ hoạt động đảm bảo
phù hợp, linh hoạt, đa dạng và phong phú. Cùng với đó, nhà trường thường xuyên
quan tâm, chỉ đạo các tổ chuyên môn duy trì sinh hoạt, trao đổi theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí phụ trách các
tổ, hướng dẫn giáo viên đăng ký nội dung giảng dạy và phân lịch dạy, hàng tháng
tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo nghiên cứu bài
học với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Trường Mầm non Sông
Đà đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm học 2020-2021
Cùng với việc tổ chức các buổi họp, trao đổi
chuyên môn nghiệp vụ ở trường, ban giám hiệu nhà trường còn tổ chức cho giáo
viên giao lưu với các trường trên địa bàn huyện để học tập kinh nghiệm trong
chuyên môn, từ đó không chỉ giúp giáo viên củng cố kiến thức mà còn được tiếp cận
với phương pháp giáo dục mới, nhất là phương pháp giáo dục Steam. Thông qua các
hoạt động thực tế giúp giáo viên tự tin hơn khi giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa
trẻ và trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, củng cố phương pháp bộ môn từ đó đưa
ra những hình thức giáo dục phù hợp với môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm.
Một buổi giao lưu liên
trường Mầm non
Bên
cạnh đó, nhà trường tích cực huy động các nguồn lực từ các nhà hảo tâm, tập thể,
cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện chuyên đề,
chú trọng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, khuyến khích giảo viên
phối hợp các phương pháp như dùng trò chơi, luyện tập trải nghiệm thực tế. Đồng
thời, các giáo viên luôn gần gũi, sát sao với từng trẻ, có sổ theo dõi sự phát
triển của trẻ hàng ngày, từ đó có phương pháp điều chỉnh nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ phát triển một cách phù hợp với điều kiện của nhà trường, lớp
và địa phương, nhằm hình thành thói quen tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, ăn uống
lành mạnh của trẻ.
Hoạt động trải nghiệm
của trẻ
Cô
giáo Điêu Thị Ún cho biết: “Mỗi giai đoạn, lứa tuổi khác nhau, trẻ sẽ có sự
phát triển khác nhau về thể chất cũng như đặc điểm tâm sinh lý, do đó khi tổ chức
các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên luôn hướng dẫn, hỗ
trợ trẻ đúng lúc, không làm thay trẻ, trẻ được chính mình trải nghiệm, bảo đảm
tất cả các trẻ đều được quan tâm, đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời
tôi cũng luôn tạo cho trẻ trạng thái an toàn, thoải mái khi tham gia các hoạt động
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ, giữa
trẻ với giáo viên”.
Cô
giáo Nông Thị Thiềm chia sẻ: “Trong các hoạt động giáo dục thể chất, nhà trường
luôn chỉ đạo giáo viên tích cực lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát
triển vận động, chú trọng vào những trẻ có thể trạng đặc biệt như suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì, phối hợp, trao đổi với cha mẹ trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp
lý phù hợp với thể trạng của trẻ”.
Qua 02 năm học thực
hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, trường mầm non Sông
Đà đã tạo được môi trường an toàn cho trẻ; đội ngũ giáo viên chú thường xuyên
nghiên cứu, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động, xây dựng kế hoạch giáo dục
phù hợp với điều kiện của trường, lớp và độ tuổi của trẻ, giai đoạn theo chương
trình giáo dục mầm non. Mặc dù mới chỉ đi được nửa chặng đường của chuyên đề
xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025, nhưng trường
mầm non Sông Đà đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mở đầu năm học mới
2023-2024, mặc dù còn nhiều khó khăn
nhưng tập thể cán bộ, giáo viên trường Mầm non Sông Đà quyết tâm thực hiện tốt
chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn
kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy
trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
trong giai đoạn hiện nay.