image banner
Đồng bào dân tộc Cống duy trì phát triển nghề đan lát
Nghề đan lát truyền thống đã gắn bó lâu đời với bà con dân tộc Cống ở bản Táng Ngá xã Nậm Chà được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa cần bảo tồn và phát huy.

Dân tộc Cống ở huyện Nậm Nhùn chỉ có tại bản Táng Ngá xã Nậm Chà với 106 hộ và 526 nhân khẩu, 50 % đàn ông trong bản biết đan lát, nhưng  số người biết đan lát chủ yếu là người có tuổi, người trẻ gần như không biết đan lát, từ đó nghề đan lát của dân tộc Cống đang đứng trước nguy cơ mai một.

       Ông Lò Văn Na –Bản Táng Ngá xã Nậm Chà cho biết: “Không biết nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình có từ bao giờ, từ khi sinh ra và lớn lên tôi đã thấy ông và bố, mẹ của mình tự đan lát những vật dụng dùng cho sinh hoạt gia đình thường ngày. Năm 17 tuổi tôi được bố truyền dạy cho nghề đan lát từ việc  tìm nguyên liệu, chẻ nan, đan những bước cơ bản. Dần dần tôi đã biết tự đan những chiếc rổ, rá mẹt đơn giản, rồi đến đan  bem… Để gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc tôi có mong muốn truyền dạy cho con cháu và thế hệ trẻ trong bản về nghề thủ công truyền thống cứ ai muốn học là tôi sẽ cố gắng truyền dạy.”

       Được biết trong các sản phẩm đan lát của người Cống thì bem được đánh giá là một sản phẩm mang đặc trưng văn hóa của người Cống đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ, trong việc lựa chọn nguyên liệu và  kỹ thuật đan. Vệc chọn nguyên liệu để  tạo ra một sản phẩm đẹp, bền là điều rất quan trọng cây giang, cây mây để đan phải là cây bánh tẻ khi chẻ lạt mới dẻo dai. Khi mang về nhà không được để các nguyên liệu quá lâu sẽ bị khô, khó chẻ nan sẽ không thể làm ra các sản phẩm có chất lượng. Người Cống thường đan bem những lúc nông nhàn, từ những cây tre trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo của người đàn ông dân tộc Cống đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.

       Việc học những chi tiết nhỏ đơn giản nhất đến lúc có thể đan được hoàn thiện một chiếc bem phải mất rất nhiều thời gian học hỏi và chịu khó. Những lúc nông nhàn người dân trong bản vẫn vào rừng để tìm nguyên liệu về đan lát, một năm người đàn ông Cống có thể đan được 12 chiếc bem. Người Cống thường đan bem để làm của hồi môn dành cho con gái đi lấy chồng, hiện nay, ngoài đan bem người cống còn biết đan các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như: nia, mẹt, thúng, ghế, mâm, rổ, rá…Từ các sản sản phẩm của nghề đan lát của người Cống đã đem lại thu nhập cho người dân những lúc nông nhàn.

      Để bảo tồn và phát huy nghề đan lát truyền thống của dân tộc Cống, Đảng ủy, chính quyền xã Nậm Chà đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo tồn phát huy nghề đan lát truyền thống. Khuyết khích nhân dân dạy nghề, truyền nghề cho thế hệ trẻ trong bản để từ đó bảo tồn phát triển nghề đan lát truyền thống của đồng bào.

Ông Vũ Văn Hiếu – Chủ tịch UBND xã Nậm Chà cho biết: “Để bảo tồn nét văn hóa cũng như nghề thủ công truyền thống của bà con người Cống, trong thời gian tới Đảng ủy, chính quyền xã sẽ phối hợp với huyện tổ chức lớp đào tạo nghề đan lát cho bà con trong bản.  Khuyến khích nhân dân sử dụng các sản phẩm đan lát trong cuộc sống hàng ngày, tuyên truyền nâng cao nhận thức để bà con tự hào và thêm yêu mến văn hóa dân tộc mình.”

      Nghề đan lát không chỉ là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc  Cống, mà còn là nét văn hóa cần được khôi phục, bảo tồn. Từ đó góp phần quảng bá, giới thiệu về hình ảnh thiên nhiên, con người, tiềm năng và các sản phẩm của đồng bào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Bài viết: Như Vân
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM NHÙN
Chịu trách nhiệm chính: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân huyện phụ trách khối văn hóa - xã hội.
Địa chỉ: Thị trấn Nậm Nhùn - Huyện Nậm Nhùn.
Điện thoại: 02133. 910.112 - Email: namnhun@laichau.gov.vn
Ghi rõ nguồn namnhun.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên wedsite này.

Designed by VNPT

Chung nhan Tin Nhiem Mang