ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI XÃ NẬM HÀNG, TÍCH CỰC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
Xã Nậm
Hàng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Thái, Mông, Mảng, Dao…,
trong đó chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái chiếm số đông, đồng bào dân tộc Thái
là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hóa phong phú và đặc sắc. Trải
qua nhiều thế hệ, đồng bào Thái ở Nậm Hàng vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa
truyền thống quý báu, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động và giàu bản sắc
giữa núi rừng Tây Bắc. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, đồng bào
dân tộc Thái xã Nậm Hàng không chỉ bảo tồn mà còn tích cực phát huy, lan tỏa những
giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú, đoàn kết
và phát triển kinh tế bền vững.
Một
trong những nét đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Thái là nhà sàn truyền thống,
biểu tượng rõ nét của không gian văn hóa, sinh hoạt và tín ngưỡng. Những ngôi
nhà sàn bằng gỗ cao ráo, mái cong, không chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng núi mà còn thể hiện trình độ kỹ thuật xây dựng, óc thẩm mỹ và triết lý sống
hòa hợp với thiên nhiên của người Thái. Trong ngôi nhà sàn, mỗi gian nhà, vị
trí bếp, cầu thang, nơi thờ cúng đều mang ý nghĩa văn hóa tâm linh riêng biệt,
phản ánh truyền thống, phong tục và mối liên kết gia đình cộng đồng.
Nhà
sàn không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng như hát
múa, đám cưới, lễ hội... Gìn giữ kiến trúc nhà sàn cũng chính là giữ gìn một phần
bản sắc văn hóa quan trọng của dân tộc Thái.
Trang
phục của người Thái, đặc biệt là phụ nữ Thái, nổi bật với sự tinh xảo, khéo léo
trong từng đường kim, mũi chỉ. Bộ váy áo truyền thống gồm áo cóm bó sát thân,
thắt eo, tay hẹp, kết hợp với chiếc váy dài đen, thể hiện sự kín đáo mà thanh lịch,
mềm mại mà cuốn hút. Phụ nữ Thái thường tự tay làm ra các bộ trang phục, thể hiện
nét đẹp truyền thống và tài năng nghệ thuật truyền đời.
Trong
các dịp lễ hội, cưới hỏi, hay sự kiện văn hóa, chính trị, trang phục truyền thống
được đồng bào mặc với niềm tự hào. Không chỉ là yếu tố thẩm mỹ, trang phục còn
mang ý nghĩa tôn vinh nét đẹp nữ tính, thể hiện thân phận, địa vị và vai trò của
người phụ nữ Thái trong đời sống cộng đồng.
Nhận
thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cấp
uỷ, chính quyền xã Nậm Hàng luôn tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân qua các
công việc thiết thực.
Thường
xuyên duy trì hoạt động đội văn nghệ, câu lạc bộ đàn tính… Khuyến khích người
dân mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tểt. Đưa văn hóa dân tộc vào
các trường học, chương trình xây dựng nông thôn mới…
Cùng với
sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức văn hóa, người dân xã Nậm Hàng ngày càng
có ý thức hơn trong việc bảo tồn văn hóa: từ việc giữ gìn tiếng nói, trang phục,
ẩm thực, đến cách ứng xử, sinh hoạt cộng đồng.
Bản sắc
văn hóa chính là “hồn cốt” làm nên sức sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số
nói chung và đồng bào dân tộc Thái xã Nậm Hàng nói riêng. Việc giữ gìn và phát
huy văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của một cộng đồng, mà còn là
tài sản vô giá của cả dân tộc Việt Nam. Đồng bào Thái ở xã Nậm Hàng đang từng
bước gìn giữ, làm sống lại và lan tỏa giá trị văn hóa qua từng điệu múa, câu
hát, ngôi nhà sàn, bộ trang phục, lễ hội và sinh hoạt đời thường.
Đây
không chỉ là cách để bảo tồn bản sắc mà còn là hướng đi bền vững trong phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội, góp phần xây dựng xã Nậm Hàng trở thành điểm sáng
trong công cuộc gìn giữ văn hóa truyền thống thời kỳ đổi mới và hội nhập.