Sáng ngày 21/4/2023, Phòng GD-ĐT huyện đã tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp Tiểu học năm học 2022 - 2023 với chủ đề "Đánh thức đam mê - Khơi nguồn sáng tạo", gồm 3 đơn vị trường tham gia (PTDTBT TH xã Nậm Hàng; TH Thị Trấn; PTDTBT TH Mường Mô). Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Phòng GD-ĐT huyện; Đại diện Ban Giám hiệu các trường Tiều học trên địa bàn huyện.
Sáng ngày 21/4/2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
đã tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp Tiểu học năm học 2022 - 2023 với chủ đề "Đánh
thức đam mê - Khơi nguồn sáng tạo", gồm 03 đơn vị trường tham gia (PTDTBT Tiểu học xã Nậm Hàng; Tiểu học Thị Trấn; PTDTBT Tiểu Mường Mô). Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; Đại
diện Ban Giám hiệu các trường Tiều học trên địa bàn huyện.
Phòng GD-ĐT huyện Nậm Nhùn tổ chức Ngày hội STEM cấp Tiểu học năm học 2022 - 2023
Ngày hội có nhiều hoạt động như: Văn nghệ; diễn
thời trang với trang phục tái chế; Trò chơi và tổ chức gian hàng trưng bày sản
phẩm STEM của các trường Tiểu học. Trong đó, chủ đạo là các sản phẩm STEM của
Trường trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Hàng; trường Tiểu học thị
Trấn Nậm Nhùn; PTDTBT Tiểu học Mường Mô là 03 trường học tham gia
thí điểm STEM năm học 2022 - 2023.
Được biết, sau khi tiếp thu các chuyên đề về thực hiện thí điểm giáo dục STEM do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Nhùn đã tổ chức dạy thí điểm tại Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Hàng. Giáo viên tham gia giảng dạy đều được tập huấn, tiếp cận cách dạy, được tham quan, giao lưu học hỏi tại một số trường Tiểu học các huyện Việc triển khai đồng loạt 100% giáo viên ứng dụng phương pháp giáo dục STEM trong các bài học của các môn học cấu thành STEM (Toán, Công nghệ, Khoa học, Tin học, Tự nhiên xã hội, Mỹ thuật…).
Sau quá trình dạy học giáo dục STEM thể hiện ưu điểm giáo viên được tiếp cận phương pháp dạy học mới, phát triển năng lực nghề nghiệp như cách thiết kế bài học, chủ đề theo phương thức tích hợp liên môn, có tính ứng dụng cao; tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, thực hành, thiết kế kỹ thuật, chế tạo sản phẩm, nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ; Nội dung bài học, chủ đề hấp dẫn, thiết thực, bổ ích với học sinh; Học sinh học tập hứng thú, phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo; HS được thực hành trải nghiệm thực sự; học sinh được phát triển nhiều năng lực (hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, công nghệ …) thông qua hoạt động phác thảo ý tưởng, chế tạo sản phẩm, chia sẻ, đánh giá sản phẩm; Học sinh được phát triển kỹ năng hợp tác nhóm và các kỹ năng cá nhân như thực hành kỹ thuật, thiết kế, thuyết trình, chia sẻ, bày tỏ cảm xúc; đồng thời góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá học sinh: Học sinh học tập chủ động, tự tin, được phép sai, được thiết kế, được chế tạo sản phẩm, được điều chỉnh cải tiến sản phẩm được tự đánh giá, đánh giá chéo bạn….
Trong khuôn khổ Ngày hội, đại diện Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Hàng; trường Tiểu học thị Trấn Nậm Nhùn; PTDTBT Tiểu học Mường Mô đã giới thiệu một số sản phẩm STEM của các em học sinh sáng tạo.
Gian hàng trưng bày
sản phẩm STEM của các trường
Được biết, sau khi tiếp thu các chuyên đề về thực hiện thí điểm
giáo dục STEM do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Nhùn
đã tổ chức dạy thí điểm tại Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Hàng. Giáo
viên tham gia giảng dạy đều được tập huấn, tiếp cận cách dạy, được tham quan,
giao lưu học hỏi tại một số trường Tiểu học các huyện Việc triển khai đồng loạt
100% giáo viên ứng dụng phương pháp giáo dục STEM trong các bài học của
các môn học cấu thành STEM (Toán, Công nghệ, Khoa học, Tin học, Tự nhiên xã
hội, Mỹ thuật…).
Sau quá trình dạy học giáo dục STEM thể hiện ưu điểm giáo
viên được tiếp cận phương pháp dạy học mới, phát triển năng lực nghề
nghiệp như cách thiết kế bài học, chủ đề theo phương thức tích hợp liên môn, có
tính ứng dụng cao; tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, thực
hành, thiết kế kỹ thuật, chế tạo sản phẩm, nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ; Nội
dung bài học, chủ đề hấp dẫn, thiết thực, bổ ích với học sinh; Học sinh
học tập hứng thú, phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo; HS được thực
hành trải nghiệm thực sự; học sinh được phát triển nhiều năng lực (hợp tác,
ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, công nghệ …) thông qua hoạt động
phác thảo ý tưởng, chế tạo sản phẩm, chia sẻ, đánh giá sản phẩm; Học sinh
được phát triển kỹ năng hợp tác nhóm và các kỹ năng cá nhân như thực hành
kỹ thuật, thiết kế, thuyết trình, chia sẻ, bày tỏ cảm xúc; đồng thời góp phần
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá học sinh: Học sinh học
tập chủ động, tự tin, được phép sai, được thiết kế, được chế tạo sản phẩm, được
điều chỉnh cải tiến sản phẩm được tự đánh giá, đánh giá chéo bạn….