Nhiều kết quả tích cực từ những nỗ lực trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở huyện biên giới Nậm Nhùn
Nậm Nhùn là huyện biên giới điều kiện kinh tế - xã hội còn
gặp nhiều khó khăn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc
thiểu số, trình độ dân trí không đồng
đều. Trong khi đó một bộ phận dân cư chưa nhận thức rõ, chưa quan tâm, tạo điều
kiện cho con em đi học. Công tác chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền xã
còn có những hạn chế nhất định trong thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ. Những nguyên nhân trên ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, huy động, duy
trì số lượng học sinh ra lớp và tỷ lệ chuyên cần của học sinh.
Công tác giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của địa phương.
Để triển khai hiệu quả Chỉ thị số 10
ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,
củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn" huyện Nậm
Nhùn
đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị.
Thời gian qua,
công tác phổ cập giáo dục, xoá mùa chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của ngành giáo dục, luôn được Huyện ủy, UBND huyện Nậm Nhùn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện. Với mục tiêu duy
trì, củng cố vững chắc, nâng cao chất lượng, tạo sự chuyển biến căn bản trong
thực hiện phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn; xây
dựng nền giáo dục mở, gắn với xã hội học tập, đảm bảo các điều kiện nâng cao
chất lượng giáo dục bền vững. Với quan điểm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một nhiệm vụ
chính trị trọng tâm, gắn liền với công tác xây dựng nông thôn mới, phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền
địa phương và ngành giáo dục huyện đã tích cực trong việc chỉ đạo, triển khai
đồng bộ các biện pháp như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nhân lực
cho các đơn vị trường học, thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách cho đội
ngũ giáo viên, học sinh các cấp học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhờ đó cơ sở
vật chất các trường học từng bước được chuẩn hoá, tỷ lệ trường học đạt chuẩn
quốc gia ngày một tăng, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng
lên đáp ứng kịp thời với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Những lớp học xóa mù được đông đảo bà con tham gia.
Với việc triển
khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp tích cực, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn
huyện đã đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2023 huyện tiếp tục duy trì
phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, huy động trẻ 3 đến 5 tuổi vào học mẫu
giáo đạt 100%; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, trong đó 11/11 xã,
thị trấn đạt mức độ 3; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS mức
độ 2, trong đó 10/11 xã thị trấn đạt chuẩn mức độ 2, 1/11 xã đạt chuẩn mức độ
3; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT đạt 56%, đi học nghề đạt 10,7%. Cùng với đó, công tác xóa mù chữ trên địa bàn huyện đã
đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ mức độ 1, trong đó 4/11 xã, thị trấn đạt chuẩn mức
độ 2; tỷ lệ người trong độ tuổi 15 đến 60 tuổi biết chữ đạt 95,3%. Ông Trần Quang Tráng, Phó
trưởng Phòng GDĐT huyện cho biết: Hàng năm chúng tôi tham mưu cho ban chỉ đạo
phổ cập, xóa mù chữ huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trường phối hợp
với các xã, thị trấn mở các lớp xóa mù chữ giai đoạn 2022 – 2025. Đến thời điểm này toàn huyện đã mở được 42 lớp, qua
các lớp cho thấy các học viên tham gia đều có thể đọc thông, viết thạo và nắm
được những kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ cho cuộc sống của mình.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác huy động người
mù chữ tham gia các lớp xóa mù chữ còn gặp nhiều khó khăn, phần do dân trí người
dân còn thấp, phần do thời gian tổ chức lớp học chủ yếu vào buổi tối, hay trùng
vào thời gian mùa vụ dẫn đến khó huy động được học viên ra lớp học xóa mù
chữ. Thời gian tới, ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Nậm
Nhùn sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tăng cường tuyên
truyền, vận động người dân chưa biết chữ đi học; rà soát, thống kê nhu cầu để tổ
chức lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Từ đó nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn.