Những nét độc đáo trong nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Cống
Dân tộc Cống duy nhất ở bản Táng Ngá xã Nậm Chà với 106 hộ, 526 nhân khẩu là dân tộc có dân số ít nhất huyện Nậm Nhùn. Đồng bào Cống vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc trong đó phải kể đến các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian cần được gìn giữ và phát huy.
Nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Cống
rất phong phú đa dạng trong đó phải kể đến văn nghệ dân gian dân tộc Cống, người
Cống rất yêu văn nghệ và đã sáng tạo được những bài ca, điệu múa đến nay đã trở
thành bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ dân tộc Cống. Người Cống sở hữu
kho tàng dân ca hết sức phong phú, có nhiều bài ca do nhân dân mới sáng tác
trong quá trình lao động rồi truyền lại cho nhau. Môi trường diễn xướng của dân
ca Cống cũng khá đa dạng, người ta hát vào ngày hội vui chung của bản, dịp tết
hay đám cưới, trong lao động, khi lên nhà mới. Xưa kia những người lớn tuổi ưa
thích các sinh hoạt văn nghệ, họ hát trong khi làm nương rẫy, hát trong những
ngày vui, hát khi đến thăm hỏi trong lễ tết vừa gắn kết tình cảm cộng đồng, vừa
cho thấy tài năng của đồng bào. Họ mượn lời ca tiếng hát để giải tỏa nỗi mệt nhọc
trong lao động, để chia sẻ sự quan tâm quý mến nhau, để bày tỏ tình cảm với người
mình yêu thuơng. Với tính cách luôn vui vẻ, yêu đời kể cả khi cuộc sống của họ
lâm vào cảnh khó khăn. Vì vậy, dân ca của dân tộc Cống có nhiều bài vui tươi,
trong sáng, phù hợp với thời đại mới như các bài: Biết ơn Đảng chính phủ, hát
đi làm nương, biết ơn ông bà cha mẹ, hát lên nhà mới, người Cống đổi mới…
Điệu múa dân gian của dân tộc Cống là những
điệu múa bộc lộ tình cảm, góp vui với cộng đồng như: Múa vòng, điệu múa không
có quy tắc chặt chẽ mà múa tự do để hòa nhập, hòa nhập giữa các thành viên với
cộng đồng, giữa các thành viên với nhau. Vì thế mà có sức cuốn hút kỳ lạ. Người
già như được thả mình về với quá khứ, về với những kỷ niệm thời xuân sắc. Tiết
tấu múa có "cao trào" lúc nhanh, lúc chậm theo nhịp trống nhưng động
tác và khuôn hình không thay đổi, người múa tay vẫn trong tay kéo dài hàng tiếng
đồng hồ không dứt.
Người Cống có điệu múa trống khá độc đáo,
tuy vẫn còn rất thô sơ, mộc mạc về động tác múa nhưng đã thấy đời sống thực tế
qua cái nhìn cảm xúc của người sáng tạo. Ở đây, bằng các động tác múa nhanh, mạnh,
cách điệu để diễn tả thể hình của chàng trai khỏe mạnh, cường tráng cơ bắp. Nhịp
điệu múa có lúc tuỳ hứng do sự hứng khởi của người múa, tạo sự thích thú của
người xem. Tuy vậy, trong múa dân gian của người Cống, các nhân vật là nam giới
luôn luôn ở hàng thứ hai (nhân vật phụ), người phụ nữ mới là nhân vật múa trung
tâm, nhân vật múa chủ đạo. Họ mới là người sáng tạo ra múa dân gian dân tộc Cống.
Nhìn tổng thể, khu vực cư trú của người Cống
chủ yếu bên sông Đà, sát với người Thái (các bản người Cống bên tả ngạn, các bản
Thái bên hữu ngạn). Trước đây, họ bị phụ thuộc vào chế độ phong kiến Thái, tuy
nhiên, người Cống vẫn duy trì được một cộng đồng riêng, tự quản cả về kinh tế -
văn hóa và xã hội. Đồng thời chủ động tiếp
thu các yếu tố văn hóa Thái để lấp đầy những thiếu hụt trong văn hóa của mình,
khiến cho văn hóa Cống tuy có sự pha trộn nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.
Vào
những ngày lễ, tết, hoặc những ngày vui của gia đình, làng bản thì già trẻ, gái
trai trong bản sẽ tập trung ở nhà văn hóa thôn, bản để tưng bừng biểu diễn những
điệu múa xoè. Đây là điệu múa tập thể đông người, theo một vòng rộng cả nam cả
nữ, cũng có thể xếp thành từng đôi một nam và một nữ... Múa Xoè được tổ chức ở
sân rộng, xung quanh đông lửa to và tất cả mọi người đều tham gia vào cuộc vui
để vui cùng nhau hoặc đón chào một năm mới.
Trong thời gian qua huyện Nậm Nhùn đã nỗ lực
bảo tồn những nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cống, sắp tới huyện sẽ có kế
hoạch mở lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Cống tại bản
Táng Ngá xã Nậm Chà.
Tham
gia lớp học sẽ là các nhân dân bản Táng
Ngá, các học viên sẽ được truyền dạy các bài hát những bài hát cơ bản của đồng
bào dân tộc Cống, biết được cái hay, ý nghĩa của các bài hát; biết múa xoè của
đồng bào dân tộc Cống đồng thời biết múa một số điệu múa của dân tộc Cống.
Trang bị cho học viên những kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật cơ bản nhất, và một số
phương pháp lấy hơi, bước đi và các động tác tay, chân, nét mặt trong quá trình
hát, múa, thổi sáo. Tạo điều kiện để lớp trẻ người tìm hiểu, tiếp thu văn hóa
truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa trong đời sống cộng đồng Cống.
Ông Vũ Văn Hiếu Chủ tịch UBND xã Nậm Chà
cho biết: “ Đồng bào Cống rất có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hóa của đồng
bào đặc biệt là những bài hát, bài múa, bản thành lập một đội văn nghệ để phục vụ
cho bà con nhân dịp ngày lễ tết. Trong thời gian tới bản sẽ được huyện mở một lớp
trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Cống, bà con sẽ được tập huấn thêm nhiều
các bài hát và cách diễn xướng văn hóa dân gian, từ đó nhân dân sẽ thêm yêu tự
hào, gìn giữ bảo tồn những nét văn hóa của dân tộc mình.