Nỗ lực gieo con chữ trên đất khó Nậm Ban

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, địa hình, thời tiết, những khó khăn về cơ sở vật chất, các thầy, cô giáo ở xã biên giới Nậm Ban vẫn ngày ngày bám bản, bám trường, bám lớp. Những việc làm này đã góp phần triển khai hiệu quả nội dung "Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Những nỗ lực của các thầy, cô ở nơi đây đang dần được đền đáp khi tỷ lệ chuyên cần của học sinh được duy trì, chất lượng giáo dục được nâng lên theo từng năm. Nhờ con chữ của các thầy, cô, diện mạo đổi thay đang về trên vùng đất nghèo nơi biên giới xa xôi này.

          giáo Đỗ Thị Phương Thảo, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Ban chia sẻ: Khó khăn đầu tiên của chúng tôi, đặc biệt là các em học sinh lớp 1, lớp 2 tiếng phổ thông của các em còn rất hạn chế, nên khi xuống học thầy, cô giáo nói các em còn không hiểu. Lúc đó chúng tôi sẽ nói bằng tiếng phổ thông và khi đó phải nhờ các anh chị học sinh lớp lớn hơn dịch ra để cho các em hiểu. Và dần dần từ đó các em thích nghi và biết được tiếng phổ thông nhiều hơn, lúc đó các em sẽ dễ dàng hơn trong sinh hoạt cũng như trong học tập.

          Năm học 2023 – 2024 này, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Ban có 15 lớp, 337 học sinh, thuộc 3 dân tộc là Mảng, Hà Nhì và Mông, học tập tại 4 điểm trường. Để giữ chân học sinh, từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà trường đang nuôi dạy ăn, ở bán trú 215 học sinh. Ở điểm trường trung tâm thì thuận lợi hơn, còn các điểm trường lẻ thì hàng ngày các thầy, cô vẫn thức khuya dậy sớm vượt hàng chục cây số để đến trường. Dạy xong buổi sáng, buổi trưa giáo viên phải ở lại nhà công vụ hoặc lớp học để buổi chiều tiếp tục lên lớp. Dù điều kiện dạy học vất vả, nhưng đa số các giáo viên ở đây đều tâm niệm phải cố gắng khắc phục, vượt lên khó khăn, thách thức để mang cái chữ đến cho học sinh. Thầy giáo Lường Văn Văn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Ban cho biết: Hàng năm nhà trường đều phải xây dựng kế hoạch cụ thể để phân công giáo viên giảng dạy ở trường trung tâm, cũng như các điểm lẻ ở các điểm bản và giao nhiệm vụ cho các thầy, cô giáo đi vận động học sinh. Về phía Ban giám hiệu nhà trường thì làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể của xã để tuyên truyền trong các cuộc đi sinh hoạt bản, họp dân, để bà con cùng đồng cảm chia sẻ cùng thầy, cô giáo, giúp đỡ các thầy, cô giáo trong công tác giáo dục của nhà trường.

anh tin bai

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Ban học môn thể dục.

          Nậm Ban là xã biên giới, có 6 bản, hơn 300 hộ với trên 1.700 nhân khẩu, 11 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Mảng, dân tộc Mông. Với đặc thù của xã là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm thấp, nhưng các thầy, cô giáo đã không ngại vất vả, băng rừng lội suối đến với các em học sinh. Đây là những tình cảm rất đáng trân trọng. Chính vì vậy xã sẽ tận dụng các thế hệ học sinh được đào tạo cơ bản để cử đi học cao hơn hoặc đi đào tạo nghề để quay về vực dậy kinh tế - xã hội ở địa phương.

          Ông Nguyễn Văn Đài, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Ban cho biết: Các cháu được học hành đầy đủ thì sẽ có kiến thức sâu rộng hơn và để học tới cấp. Và những cháu theo định hướng giáo dục nghề nghiệp, các cháu học xong lớp 9 thì cũng đã học nghề tại tỉnh. Trong thời gian tới khi các cháu đi học nghề nông nghiệp và các nghề khác về rồi cũng sẽ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để sản xuất và cũng sẽ học các nghề khác để đi lao động ở ngoài. Từ đó cũng sẽ nâng cao được nguồn kinh tế cho gia đình và từ đó số lượng hộ nghèo của xã cũng sẽ được giảm dần.

          Không chỉ được học chữ, học tính toán, kỹ năng sống, giờ đây các  trường ở vùng đất nghèo Nậm Ban cũng đã chú trọng đưa môn học Giáo dục địa phương vào giảng dạy góp phần giúp các em hiểu hơn về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, để từ đó giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc mình. Nhờ sự tận tâm của các thầy, cô giáo, giờ đây đồng bào các dân tộc địa phương đã thay đổi nhận thức về sự học của con em mình. Nậm Ban hôm nay đang khoác trên mình diện mạo đổi thay đi lên nhờ nội lực từ con chữ.

Bài, Ảnh; Văn Chức
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM NHÙN
Chịu trách nhiệm chính: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân huyện phụ trách khối văn hóa - xã hội.
Địa chỉ: Thị trấn Nậm Nhùn - Huyện Nậm Nhùn.
Điện thoại: 02133. 910.112 - Email: namnhun@laichau.gov.vn
Ghi rõ nguồn namnhun.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên wedsite này.

Designed by VNPT