Từ
sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phương thức canh tác lạc hậu. Đến nay, người dân trên địa
bàn xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn đã có sự thay đổi rõ nét về tư duy làm kinh tế. Kết
quả đó là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã trong
công tác tuyên truyền, vận động và đồng hành cùng bà con.
Hiện, xã Lê Lợi có 350
hộ dân với 1.530 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, đời sống phần đa
dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trước đây, trình độ dân trí thấp, không đồng đều,
bà con sản xuất sản phẩm nông nghiệp chỉ phục vụ nhu cầu gia đình là chính;
trình độ canh tác chưa cao khiến năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi thấp,
nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao. Vì vậy, xã đã đưa nhiệm vụ giảm nghèo bền
vững vào nghị quyết, chương trình hành động hằng năm. Cùng với đó, lồng ghép
nguồn vốn từ các chương trình, đề án của Chính phủ, của tỉnh để hoàn thiện hạ tầng
thiết yếu, hỗ trợ sinh kế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực khai
thác lợi thế của địa phương, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật,
đào tạo nghề cho lao động nông thôn; mạnh dạn vay vốn ưu đãi do tổ chức hội,
đoàn thể tín chấp với các ngân hàng để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư mô
hình kinh tế tổng hợp. Tổng thể nhiều giải pháp, tư duy, ý thức tự lực vươn lên
của nhân dân ngày càng nâng cao.

Người dân chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Với thế mạnh về nông
nghiệp, nhiều gia đình trên địa bàn mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế theo
hướng hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Riêng 20ha lúa nước,
nông dân chủ động đưa giống mới vào gieo cấy với năng suất đạt bình quân 52 tạ/ha;
thâm canh, luân canh cây màu. Cùng với đó, trồng 70ha ngô phục vụ chăn nuôi và
bán ra thị trường.
Về chăn nuôi, xã tổ chức
hướng dẫn bà con xây dựng chuồng trại đảm bảo khoa học, vệ sinh môi trường;
tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đến nay, toàn xã có
278 con trâu, 430 con bò, 1.650 con lợn và đàn gia cầm lên đến 9.200 con. Từ
chăn nuôi, trồng trọt, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.
Anh Lù Văn Cánh ở bản
Co Mủn là điển hình làm kinh tế hiệu quả nhờ thay đổi tư duy phát triển kinh tế.
Anh Cánh cho biết: Được chính quyền, hội nông dân xã quan tâm, tư vấn tôi chuyển
đổi cơ cấu sản xuất. Với 4ha đất nông nghiệp, tôi tập trung xen canh 1ha dứa và
xoài; trồng 300 gốc mắc-ca, 5 sào lúa, quế và cây giổi, 100 thùng nuôi ong. Đầu
tư chuồng trại kiên cố để nuôi 5 con trâu, 24 con lợn và hơn 100 con gia cầm
các loại. Với mô hình kinh tế này, hằng năm, gia đình tôi thu nhập khoảng 200
triệu đồng.
Ông Lường Văn Sơn, Phó
Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn cho biết: Đổi mới tư duy, chủ động tiếp
cận khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho
nhân dân xã Lê Lợi với tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2023 còn 6,7%, thu nhập bình
quân đầu người đạt 33 triệu đồng/người. Theo đó, bà con có điều kiện quan tâm
nâng cao đời sống tinh thần, tích cực tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ,
thì dua xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Là tiền đề quan trọng để xã phấn
đấu thực hiện đạt 3 tiêu chí quy hoạch, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế
nông thôn, y tế trong xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2024.