Lê Lợi bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc Thái

    Bên dòng sông Đà hùng vĩ, đồng bào người Thái ở xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn có nhiều nét văn hóa gắn với cuộc sống hằng ngày và được trao truyền qua bao thế hệ nhưng theo thời gian, nét truyền thống dần mất đi. Để bảo tồn, cấp ủy, chính quyền xã thực hiện nhiều giải pháp nhằm lưu giữ gìn bản sắc văn hóa.

anh tin bai

Bản Chang nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.

     Xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn - nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái với 5 bản, 350 hộ, hơn 1.500 khẩu. Đây là nơi nằm giữa ngã ba sông sông Đà, sông Nậm Na và dòng suối Nậm Lay nên cuộc sống của người dân gắn liền với sông nước. Từ đó, nhiều nét văn hóa cũng dần hình thành đó là: nhà sàn, áo cóm, múa quạt, múa xòe, tó má lẹ hoặc tục ở rể, tục chọc sàn. Hiểu được giá trị của truyền thống, bà con các bản tích cực lưu giữ, giáo dục con cháu không quên cội nguồn. Đội văn nghệ dần được trẻ hóa, thường xuyên luyện tập các làn điệu dân ca, dân vũ, tìm hiểu các trò chơi dân gian. Trong ngày tết, xã tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao, cùng múa xòe, nhảy sạp giữa các bản, nâng cao tình đoàn kết dân tộc. Đặc biệt là đua thuyền đuôi én, quy tụ nhiều đội tham gia và giành được nhiều thành tích khi tham gia thi đấu trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, nhân dân còn duy trì Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ được tổ chức hằng năm để quảng bá văn hóa, du lịch cộng đồng. Ông Lường Văn Sơn- Phó chủ tịch UBND xã Lê Lợi cho biết: Để bảo tồn văn hóa dân tộc, cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo, tuyên truyền, hiện tại duy trì 8 đội văn nghệ các ngày lễ, ngày hội chúng tôi cũng chỉ đạo các tổ văn nghệ thường xuyên luyện tập, tổ chức giao lưu, đồng thời các sự kiện của huyện, của tỉnh chúng tôi cũng lựa chọn các đội đi tham.

anh tin bai

     Các đội văn nghệ được duy trì ở mỗi bản.

     Để gìn giữ bản sắc, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, vận động bà con gìn giữ nét đẹp văn hóa xã còn tìm hiểu các nét văn hóa đang bị mai một để phục dựng phù hợp với cuộc sống hiện nay. Xây dựng các đội văn nghệ xã, bản, quy hoạch sân chơi, tập luyện các môn thể thao truyền thống. Bên cạnh đó việc giữ gìn trang phục truyền thống, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ Thái cùng được xã hết sức quan tâm, chú trọng. Chị Lò Thị Chinh, Bản Co Mủn, xã Lê Lợi cho biết: Bản thân tôi là một người dân tộc Thái tôi luôn những nét truyền thống, lịch sử văn hóa của dân tộc Thái chúng tôi ví dụ mặc áo cóm, váy, xa tích tượng trung cho một người con gái thái. Chúng tôi rất tự hào về dân tộc mình, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ để ca ngợi dành tình cảm nhớ đến công ơn của Bác. Bên cạnh việc nhiệt tình tham gia vào các đội văn nghệ, nhiều chị em phụ nữ trong xã cũng rất quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa, dân tộc dân gian của của dân tộc mình. Thường xuyên truyền dạy cho con cháu các điệu xòe, điệu múa truyền thống của dân tộc mình.

     Hủ tục, tệ nạn bị xoá bỏ, đời sống văn hoá của người dân từng bước nâng lên. Bà con đẩy mạnh sản xuất, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Thời gian tới, để giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, UBND xã Lê Lợi sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, đồng lòng lưu giữ bản sắc văn hoá, đẩy lùi tệ nạn xã hội; thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao truyền thống giữa các bản; duy trì đội văn nghệ các bản, tăng cường tham gia các ngày hội văn hóa của huyện, tỉnh tổ chức, góp phần nâng cao giá trị bản sắc văn hóa đồng bào Thái.

Bài, ảnh; Văn Chức
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM NHÙN
Chịu trách nhiệm chính: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân huyện phụ trách khối văn hóa - xã hội.
Địa chỉ: Thị trấn Nậm Nhùn - Huyện Nậm Nhùn.
Điện thoại: 02133. 910.112 - Email: namnhun@laichau.gov.vn
Ghi rõ nguồn namnhun.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên wedsite này.

Designed by VNPT

Chung nhan Tin Nhiem Mang