Dân
tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai
Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của
người Mảng hiện nay
đang dần bị mai một. Từ thực tế đó để
bảo tồn, gìn giữ những nét
văn hóa đặc sắc dân tộc Mảng, cấp ủy chính quyền địa phương cùng bà con đã cùng
chung tay phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người
Mảng để nhiều người biết đến.
Xã
Trung Trải có 6 bản với 337 hộ, hơn
1.770 nhân
khẩu,
trên địa bàn xã có 4 dân tộc anh
em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mông và dân tộc Mảng, trong đó dân tộc Mông chiếm
58,2%, dân tộc Mảng chiếm 39,7%, Đối với bà con dân tộc Mảng ở nơi đây, cuộc sống phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên đã góp phần hình thành nên một hệ thống các nghi lễ
nông nghiệp. Các nghi lễ truyền thống này làm hình thành một chu trình sản xuất
nông nghiệp từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch, trong đó Lễ hội “Mừng Lúa mới” (Chi lê xa sả lảm mể) diễn ra sau khi
đã thu hoạch để tạ ơn tổ tiên, thần linh. Đây là một những nghi lễ nông nghiệp
quan trọng của người Mảng vẫn được lưu giữ theo truyền thống của đồng bào dân tộc.
Ngày nay, Lễ Mừng Lúa mới của người
Mảng tại bản Nậm Sảo 1 vẫn được
duy trì tổ chức với ý nghĩa tạ ơn
ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi,
không sâu bệnh phá hoại, chim, sóc, thú rừng phá, mùa màng mới được bội thu, cuộc
sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp
khác. Bà Lý Thị Chướng, Bản Nậm Sảo 1 chia sẻ: Sau khi lúa thu hoạch
về sẽ được phơi khô, rồi cả bản sẽ nấu cơm mới để cúng thần linh với ý nghĩa tạ
ơn trời đất, tổ tiên đã cho một mùa màng bội thu, tốt tươi.
Những người phụ nữ Mảng thu hoạch lúa để chuẩn bị cho Lễ hội mừng lúa mới.
Để
chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này, tại thời điểm trước đó một tháng, đại diện
các gia đình cùng với trưởng bản, thầy cúng sẽ họp bàn, thống nhất từ việc đóng
góp lễ vật cho thầy cúng thực hiện mâm lễ cúng thần linh, ma bản, đến việc chuẩn
bị lương thực thực phẩm cho buổi liên hoan chung của bản và phân công tham gia
các hoạt động của phần hội như múa, hát, các trò chơi dân gian trong những ngày
lễ. Đồng bào Mảng quan
niệm, đến ngày tổ chức lễ mâm lễ càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện
được sự no đủ, phát đạt của gia đình. Ngoài những đồ dâng lễ, các gia đình cũng
chuẩn bị những bộ trang phục truyền thống của dân tộc để tham gia nghi lễ. Chị
Lò Me Thơ Bản Nậm Sảo 1 vui mừng cho biết: Với bản thân tôi được tham gia lễ mừng lúa mới tôi cảm
thấy rất vui, đặc biệt là giờ đây lễ mừng lúa mới truyền thống của người Mảng
được khôi phục lại. Từ việc khôi phục tổ chức cũng sẽ giúp cho bà con người Mảng
chúng tôi giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Quá trình làm lễ cúng kết thúc, thầy cúng sẽ thay mặt dân bản
xin phép các thần linh để được dùng những đồ dâng lễ. Sau đó, mâm cúng
được chia đều cho mọi người
cùng uống rượu mừng, tất cả đều phải vui vẻ chúc mừng cho nhau mạnh khỏe, vạn sự
tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Có thể nói rằng, phần lễ bao giờ
cũng linh thiêng, trang nghiêm và huyền bí, còn phần hội lại rất tưng bừng vui
tươi và cuốn hút mọi người cùng tham gia. Đây cũng là ngày hội đoàn kết của
toàn cộng đồng dân tộc, đưa mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, để chung
sức xây dựng và phát triển bản làng. Trong nhịp chiêng trống vang vọng, những chàng trai cô gái Mảng với trang phục truyền thống say mê uyển
chuyển trong điệu múa, giữa không khi vui phấn khởi ấy, ước vọng về một năm mưa
thuận gió hòa, tránh được những rủi ro trong lao động sản xuất. Thần linh sẽ
che chở bảo vệ mùa màng, lúa ngô, hoa màu sẽ sinh sôi nảy nở.
Lễ hội “Mừng Lúa mới” (Chi lê xa sả lảm mể) của đồng bào dân tộc Mảng đã được hỗ trợ kinh phí để phục dựng vài duy trì.
Lễ hội mừng
lúa mới của đồng bào dân tộc Mảng thể hiện mong ước của con
người là được khỏe mạnh, may mắn, phát tài phát lộc, mùa màng bội thu, nhà nhà
no ấm, bản làng yên vui, được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động vất vả… Đặc
biệt, các lễ hội còn có chức năng cố kết cộng đồng, như một “mệnh lệnh thiêng”
để đoàn kết tất cả cộng đồng cùng tham gia. Không chỉ vậy, trong quá trình tổ chức
lễ hội, những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc Mảng cũng được thể hiện ra, đồng
thời lễ hội cũng là môi trường tốt nhất để gìn giữ, phát huy các loại hình dân
ca, dân vũ, trò chơi dân gian của cộng đồng dân
tộc thiểu số.
Hiện nay các lễ hội của đồng bào dân tộc Mảng được hỗ trợ
kinh phí tổ chức phục dựng và duy trì. Đối với dân tộc Mảng trên địa bàn huyện
Nậm Nhùn vẫn còn duy trì và tổ chức một số lễ hội độc đáo như lễ Mừng cơm mới,
lễ vào nhà mới. Bên cạnh đó việc quan tâm, bảo tồn các nghề thủ công truyền thống
của người Mảng cũng được triển khai thực hiện. Không chỉ ở
xã biên giới Trung Chải, mà ở khắp các bản làng người Mảng
trên địa bàn huyện, bà con vẫn cùng nhau giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền
thống, chung sức xây dựng bản làng, quê hương ngày càng ấm no và phát triển.