Nậm Nhùn là
huyện biên giới còn rất nhiều khó khăn so với các địa phương khác trong tỉnh.
Huyện có 11 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng,
kinh tế xã hội còn thiếu thốn. Những năm trước đây, người dân chủ yếu chăn
nuôi, trồng trọt chủ yếu theo hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Trước
thực tế đó, ngành Nông nghiệp huyện đã có những giải pháp phù hợp giúp người
dân chuyển đổi cơ cấu cấy trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa tập trung góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng đời sống của người dân.
Gia
đình ông Điêu Văn Nhưỡng ở bản Lao Chen là một trong những hộ dân đi đầu trong
việc trồng và phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn xã Lê Lợi. Nhận thấy
tiềm năng kinh tế từ cây ăn quả, năm 2019 gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng
hơn 1ha cây xoài, cho đến nay cây đã cho thu hoạch và mang lại thu nhập ổn định
cho gia đình mỗi năm. Ông Nhưỡng chia sẻ: Từ khi đưa vào trồng cây xoài gia
đình tôi cũng đã thường xuyên chăm sóc theo đúng những kỹ thuật được hướng dẫn,
tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh. Đến nay vườn cây đã mang lại thu nhập ổn định cho
gia đình.
Ông Nhưỡng chăm sóc diện tích cây Xoài của gia đình.
Bên cạnh
cây xoài thì cây dứa hiện tại cũng là loại cây trồng đang được tập trung phát
triển, chăm sóc trên địa bàn xã Lê Lợi. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa
bàn xã đã có gần 30ha cho thu hoạch. Nhờ tích cực tuyên truyền đến bà con nhân
dân chăm sóc nên sản lượng thu hoạch mỗi vụ luôn ổn định. Anh Lù Văn Cánh, bản
Co Mủn cho biết: Nhận thấy hiệu quả cũng như sự phù hợp của cây dứa gia đình
tôi đã mạnh dạn trồng. Đến nay loại cây này vẫn đang có sự phát triển và mang lại
thu nhập cho gia đình nên gia đình tôi vẫn tiếp tục duy trì và chăm sóc.
Trong thời
gian qua nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở mà
người dân trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực tạo sự đồng thuận,
nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tính tất yếu và hiệu quả của phát triển
nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Nhờ đó hiện nay trên địa bàn huyện đã dần hình
thành những khu sản xuất tập trung, liên kết sản xuất. Đến hiện tại trên địa
bàn huyện diện tích cây ăn quả đạt 522ha trong
đó chủ yếu là cây xoài, nhãn và dứa... Bên cạnh đó tổng đàn gia súc, gia cầm
của huyện đạt hơn 30.000 con. Hạ tầng thiết hiệu phục vụ sản xuất cũng từng
bước được đầu tư tạo thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu xuất
đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào ddịa bàn góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân. Bà Pờ Thị Hạnh, Phó trưởng Phòng nông nghiệp huyện cho
biết: Đối với phòng chuyên môn chúng tôi căn cứ vào quy hoạch vùng sản xuất
hàng hóa tập trung của huyện để có những định hướng cụ thể vào phát triển một
số loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập ổn định
cho người dân trên địa bàn huyện...
Xác định nông nghiệp luôn là
hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương, trong thời gian tới huyện sẽ
tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung tạo sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất theo chuối liên kết.
Quan tâm đào tạo, tập huấn, hỡ trợ cây con giống, vật tư, chuyển giao đưa khoa
học công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
trên cơ sở tính khả thi của mô hình để tiếp tục duy trì và nhân rộng. Hỗ trợ
nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá
sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.